Tìm kiếm Blog này

Thứ Tư, 26 tháng 2, 2020

Cư dân Việt trên địa bàn huyện Phong Điền
Quá trình tụ cư
Trong bối cảnh hoà bình, một số làng Việt sớm nhất của Phong Điền đã được thành lập. Qua văn bản “Khám cấp Ma Nê xứ điền” ([1]) của Ty thừa tuyên sứ tán trị xứ Thuận Hóa cấp cho làng Đa Cảm (Mỹ Xuyên) năm 1451 và kết hợp với gia phả họ Lê làng này, có thể ghi nhận rằng: vào đầu thế kỷ XV, làng Đa Cảm đã được một nhóm cư dân thành lập, người khai canh là ông Lê Văn Cá. Đến giữa thế kỷ XV, một người con trai của ông là Lê Cạnh làm xã trưởng cùng một tập thể dân làng thuộc nhiều họ đã xin khai phá thêm xứ ruộng Ma Nê. Việc xác định ranh giới của xứ ruộng này cũng nêu lên được một số làng lân cận đã thành lập trước đó, như làng Đàm Bổng (Ưu Điềm), An Triền (Hòa Viện), Bể Thu (Phú Nông). Từ thực tế của các làng này, có thể xét đoán rằng các làng lân cận như Vĩnh Cố (Vĩnh An), Phò Trạch, Đường Long (Chí Long), Chánh Lộ (Chánh Lộc), Lương Mai đã được hình thành trong giai đoạn tương đương.
Như vậy, dọc theo bờ Nam sông Ô Lâu, một số quần thể di dân từ Thanh Nghệ đã tụ cư lập làng ngay từ đầu thế kỷ XV. Tương ứng như vậy, ở bờ Bắc phá Tam Giang, dọc theo vùng cát và ruộng đồng ven phá, các làng Trung Tuyền (Trung Đồng), Vĩnh Áng (Vĩnh Xương), Hương Triền (Thanh Hương) và Thế Chí cũng được hình thành.
Trong khi đó, ở địa bàn phía Nam huyện, tại bờ Bắc sông Bồ cũng có một số làng được thành lập sớm, tiêu biểu là Hoa Lang (Hiền Lương), An Lỗ, Bồ Điền, Phò Đái (Phò Ninh), Hiền Sĩ, Đông Dã và Cổ Bi.
Như vậy, vùng đất tụ cư ban đầu của cư dân Việt trên địa bàn huyện Phong Điền là những vùng đất phù sa ven hai con sông lớn của huyện: sông Ô Lâu, sông Bồ và cả ven đầm phá Tam Giang, những nơi thuận lợi có thể phục hóa hoặc khai hoang tạo thành đồng ruộng, vườn tược. Tuy nhiên, lúc này vẫn còn những vùng đất lổ đổ chưa khai phá, mãi đến những năm sau chiến thắng Đồ Bàn 1471 dưới triều vua Lê Thánh Tông, công cuộc di dân mới bổ sung. Hầu hết những vị khai canh lập ấp giai đoạn này là quan binh trong quân đội Đại Việt. Sau chiến thắng đã vâng lệnh vua, tìm đất hoang tại Thuận Hoá để thành lập làng xã. Tiêu biểu trong đợt này là làng Cảm Quyết (Phước Tích), Sơn Tùng, Kế Môn, Đông Lâm, Thượng Lộ (Thượng An).
Như vậy, cho đến cuối thế kỷ XV, trên địa bàn huyện Phong Điền đã có 24 làng Việt định cư và xây dựng cuộc sống mới.
Năm 1558, Nguyễn Hoàng vào làm trấn thủ xứ Thuận Hóa. Sau những chiến công đánh thắng quân Mạc ở Ái Tử, quân Trịnh ở Do Linh, Hải Lăng, ông đã tăng cường binh dân khai phá đất hoang hóa thành lập các đơn vị dân cư mới. Trong trường hợp đó, các làng Vân Lô (Vân Trình), Siêu Loại (Siêu Quần), Trạch Phổ, Cao Ban, Cao Xá Thượng, Cao Xá Hạ, Da Viên, Lai Xá, Chính Hòa, Đại Lộc được thành lập. Khoảng cuối thế kỷ XVII, hai phường tứ chính An Thị và khách hộ Phú Xuân cũng được thành hình.
Từ đầu thế kỷ XVIII đã có các hộ gia đình lên khai hoang, lập nương rẫy trên vùng đất trung du phía Tây huyện; đến giữa thế kỷ XVIII, các phường Huỳnh Liên, Tân Lộc đã ra đời, phụ thuộc vào các làng gốc. Với nhịp điệu khai hoang diễn tiến, vào nửa sau thế kỷ XIX các thôn ấp mới đã ra đời như Thượng Nguyên, Xuân Lộc, Sơn Quả, Điền Xuân, Cổ Xuân, Lương Sĩ và Thanh Tân ở vùng đồi núi trung du, và Mỹ Hoà, Hoà Xuân ở ven phá Tam Giang.
Vào đầu thế kỷ XX, việc khai hoang tự phát vẫn tiếp tục, người dân định cư ở vùng trung du càng nhiều, tiến lên xây dựng thành những thôn ấp mới như Khúc Lý, Hưng Thái, Lưu Phước, Hòa Mỹ, Hiền An. Tại vùng cát ven biển cũng có những điểm định cư mới như Hải Nhuận, Tân Hội. bên cạnh đó, cũng có những vùng đất mới khai phá, nhưng vẫn lệ thuộc vào làng cũ như Công Thành, Triều Dương, Vịnh Nẩy, Đông Lái, Tây Lái.
Đặc biệt là sau ngày thống nhất đất nước, hưởng ứng chủ trương di dân xây dựng vùng kinh tế mới ở trung du, miền núi, nhân dân các địa bàn hạ bạn ở trong huyện Hương Điền (huyện mới thành lập do sáp nhập 3 huyện cũ: Phong Điền, Hương Điền, Quảng Điền), đã rời làng cũ lên xây dựng những vùng cư trú mới ở phía Tây, dần dần thành lập các thôn mới thuộc xã Phong Xuân như Vinh Ngạn 1, Vinh Ngạn 2, Vinh Phú, Xuân Phú, Xuân Lập, Phong Hòa, Bình An, Lộc Lợi, Tân Lập của xã Phong Xuân và Tân Mỹ, Quảng Phước, Quảng Thọ, Thái Mỹ, Đông Mỹ, Phong Thu ở xã Phong Mỹ.
Về bộ phận cư dân Pa Hy, trước khi vào cư trú tại địa bàn Phong Điền, họ đã từng sinh sống tại châu Thuận Bình ở đầu nguồn sông Thạch Hãn, huyện Hải Lăng liên tục trong nhiều thế kỷ. Những năm giữa thế kỷ XX, do chiến tranh, họ đã đi dần vào Nam cư trú đầu nguồn sông Ô Lâu và sau giải phóng, hưởng ứng chủ trương định canh, định cư, họ đã ổn định việc cư trú tại các thôn bản khe Trăn, Hạ Long, khe Trai.
Như vậy, phải trải qua ngót 600 năm từ khi những làng Việt đầu tiên định cư trên đất Phong Điền cho đến nay, việc phân bố dân cư trên địa bàn huyện, từ triền núi phía Tây giáp ranh huyện A Lưới đến ven biển phía Đông và từ phía Nam sông Ô Lâu đến phía Bắc sông Bồ mới tỏa ra khắp địa bàn.
ĐẶC ĐIỂM QUẦN CƯ VÀ PHÂN BỐ DÂN CƯ THEO TỪNG THỜI KỲ
Đặc điểm quần cư và phân bố dân cư của huyện Phong Điền phụ thuộc vào đặc điểm tự nhiên lãnh thổ, vào lịch sử phát triển đất nước từ khi hai châu Ô-Lý được sáp nhập vào Đại Việt đầu thế kỷ XIV đến nay. Trong thời gian đó, sự hình thành các địa bàn dân cư trên huyện Phong Điền có thể hình dung theo ba thời kỳ.
1. Thời kỳ trước năm 1558
Đây là thời kỳ đầu có sự thay đổi về thành phần, số lượng dân cư và hình thành phát triển phần lớn các thôn ấp làng xã người Việt trên đất Hoá châu nói chung, huyện Phong Điền nói riêng. Lúc đầu khi hai châu Ô-Lý là bộ phận của nước Đại Việt, người Chăm Pa còn đông đúc, nhưng sau đó họ lùi dần vào phương Nam. Ngược lại, người Việt lúc đầu còn thưa thớt nhưng về sau ngày càng đông do các cuộc di cư của cư dân các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ và Thanh Nghệ Tĩnh vào trên đất Phong Điền. Có nhiều tư liệu cho thấy người Việt đã vào định cư từ sớm. Cho đến nay, những gì đã biết được, chứng tỏ từ nửa đầu thế kỷ XV vào thời Lê Sơ, trên dải đồng bằng ven sông Ô Lâu, sông Bồ đã có mặt dân cư người Việt đến làm ăn sinh sống. Đó là các văn bản Thỉ Thiên tự của ông Bùi Trành ông tổ họ Bùi làng Câu Nhi chép lại từ văn bản gốc có niên đại Thuận Thiên thứ 21 thời vua Lê Thái Tổ (1429), văn bản thứ hai lưu giữ tại nhà thờ họ Lê Văn ở làng Mỹ Xuyên ghi năm Đại Hoà thứ 9 thời vua Lê Nhân Tông (1451), xác định quyền khai canh và sở hữu ruộng đất của 24 người thuộc 8 dòng họ của làng Mỹ Xuyên (hồi ấy còn gọi làng Đa Cảm) đối với vùng ruộng đồng Ma Nê mà họ đã khẩn hoang để canh tác. Đó là các gia phả của các dòng họ làng Phước Tích, làng Ưu Điềm ghi các ngài thỉ tổ của họ đã có mặt ở đây vào cuối nửa đầu thế kỷ XV. Ở phía Nam huyện có nhiều ý kiến cho rằng làng Cổ Bi là một trong những làng cổ nhất ở đất Hoá châu. Làng Hiền Lương chưa biết chính xác thành lập từ bao giờ nhưng trong Hiền Lương chí lược có ghi “Trước đây dưới thời nhà Mạc (1527-1595) làng này mang tên là làng Hoa Lang thuộc huyện Đan Điền, phủ Triệu Phong, xứ Thuận Hoá” ([2]). Như vậy, trên đất Phong Điền, người Việt từ miền Bắc đã có mặt sớm so với thời gian ra đời của tác phẩm Ô châu cận lục của Dương Văn An trên 100 năm. Vấn đề không gian phân bố dân cư cũng như đặc điểm quần cư bị chi phối bởi các mối quan hệ chung giống như dân cư bất cứ nơi nào trên đất nước ta là quan hệ giữa con người với thiên nhiên và quan hệ cộng đồng làng xã, họ tộc. Quan hệ giữa con người với thiên nhiên đòi hỏi phải chọn nơi có các điều kiện định canh, định cư thuận lợi. Trên lãnh thổ Phong Điền đó là các đồng bằng phù sa ven sông Ô Lâu, sông Bồ, ven phá Tam Giang, nơi có đất đai phì nhiêu, nguồn nước phong phú, điều kiện giao thông đi lại dễ dàng, nhất là đối với cư dân nông nghiệp chuyên sống bằng nghề nông. Vì vậy, các làng xã đầu tiên đều hình thành ven sông, ven đầm phá: Phước Tích, Mỹ Xuyên, Ưu Điềm về đến Thanh Hương, Đại Lược ở phía Bắc và ở phía Nam là làng Hiền Lương ngược lên Cổ Bi, Hiền Sĩ đều nằm ở đồng bằng ven sông.
Về quan hệ cộng đồng làng xã cũng là một nhu cầu không thể thiếu. Dù vùng đất mới không phải vô chủ nhưng xa lạ và gặp nhiều khó khăn, một mình không dễ gì khắc phục. Phải hợp tác, cộng đồng với nhau dưới hình thức từ thấp đến cao và làng xã ra đời. Hơn nữa, làng xã vốn là tổ chức truyền thống ở quê hương cũ. Vì vậy quần cư của dân cư được tổ chức theo kiểu nông thôn làng xã là tổ chức cơ sở của nhà nước trung ương, nhưng cũng để đáp ứng nhu cầu ở địa phương. Tuy nhiên mỗi làng đều bao gồm một số họ, trong đó con cháu sống quây quần bên nhau, có nhà thờ tổ tiên, giữa các thành viên, các thế hệ khác nhau có sự gắn bó máu thịt. Một số vị tổ trở thành những người khai canh khai khẩn, có công dựng làng, mở đất, được làng thờ phụng, tế lễ chu đáo ở các đình làng hàng năm. Về số lượng dân cư khó có thể xác định, nhưng có điều chắc chắn là còn rất thưa thớt. Đến đầu thế kỷ XV cả phủ Thuận Hoá có 79 xã, 1.470 gia đình, 5.663 người. Theo Nguyễn Văn Đăng, dân số Thừa Thiên Huế năm 1555, nghĩa là 3 năm trước khi Nguyễn Hoàng vào trấn phủ xứ Thuận Hoá là 191 xã, 21.010 hộ và số người ước tính là 84.040 ([3]). Theo sách Ô châu cận lụcvào thời điểm ấy, trên đất Phong Điền đã có 24 làng. Từ đó có thể tính trung bình dân số Phong Điền ước chừng 10.000 người.
Như vậy trên đất Phong Điền hiện nay vào thời kỳ nói trên, quần cư theo kiểu nông thôn làng xã tương tự các làng xã Đại Việt và phân bố dân cư còn rất thưa thớt là nét nổi bật. Tuy nhiên tình hình kinh tế xã hội cũng đã có bước phát triển đáng kể được Dương Văn An đề cập trong tác phẩm Ô châu cận lục (1555).
2. Thời kỳ từ năm 1558 đến năm 1975
Sau khi Nguyễn Hoàng vào trấn thủ xứ Thuận Hoá, làn sóng di dân vào phía Nam đất nước diễn ra đặc biệt mạnh mẽ. Làng cũ tiếp nhận thêm nguồn lao động mới để khai phá, mở mang lãnh thổ. Bên cạnh các đồng bằng phì nhiêu ven sông, gần các trục giao thông thuận lợi đã được tận dụng, những vùng đất hoang tiềm năng còn dồi dào nhưng chưa có cư dân được đẩy mạnh khai thác, nhiều công trình thuỷ lợi để tưới tiêu, ngăn mặn được xây dựng, hệ thống đường sá được mở mang sửa chữa. Ngoài nông nghiệp, các ngành nghề thủ công truyền thống được tạo điều kiện phát triển. Chợ búa cũng hình thành, đẩy mạnh giao lưu buôn bán.
Trong bối cảnh chung đó của vùng đất Thuận Hoá, tình hình dân cư Phong Điền cũng thay đổi. Không gian phân bố mở rộng lên vùng đồi núi phía Tây dọc các thung lũng, các bãi đất bằng nơi đất đai màu mỡ, gần sông, hói, ao hồ. Hiện tượng phổ biến xảy ra trong quá trình mở rộng địa bàn sinh sống là các làng được thành lập sớm ven sông Ô Lâu, sông Bồ đều có xu hướng khai phá, tạo lập thêm các phường, ấp, làng xã nằm ngoài không gian làng khá xa nhưng vẫn mang tên làng cũ. Làng Hiền Lương từ thế kỷ XVII - XVIII mở thêm các phường trong đó có phường cách xa làng đến 15 cây số lên tận vùng núi thấp Trường Sơn. Các làng Mỹ Xuyên, Ưu Điềm, Phò Trạch, Vĩnh An, Hoà Viện, Phước Tích, Vân Trình đều có các thôn, phường ấp cách xa làng gốc từ 5 đến 10 cây số hoặc xa hơn. Ví dụ Phò Trạch làng - Phò Trạch phường, làng Ưu Điềm - làng Ưu Thượng. Phế tích Chăm Pa trên ngọn đồi ven bờ sông Ô Lâu mang địa danh Vân Trạch Hoà vì năm trên đất Vân Trình, Phò Trạch và Hoà Viện trong lúc 3 làng gốc đều nằm ven bờ Ô Lâu rất xa làng mới. Một số xóm phường cũng được hình thành trong thời kỳ này trên vùng cát nội đồng như xóm Phú An, Đức Tích của Phong Hoà, phường Triều Dương của Phong Hiền. Trong lúc đó, tại các làng xã cũ diện tích cũng được mở rộng dần đồng thời với sự định hình những thôn xóm mới. Quần cư nông thôn làng xã vẫn là kiểu quần cư chủ yếu. Nhưng làng đã được phát triển về mọi mặt từ khi Phú Xuân là thủ phủ của đất Đàng Trong và nhất là từ thế kỷ XIX trở thành kinh đô của cả nước. Kinh tế được mở mang. Bên cạnh nghề nông vẫn là nghề chủ yếu, nhiều ngành nghề đã có từ trước tiếp tục phát triển như gốm Phước Tích, mộc Mỹ Xuyên, rèn Hiền Lương, đệm bàng Phò Trạch, kim hoàn Kế Môn, nhiều ngành nghề mới ra đời. Nhiều chợ đầu mối trở thành nơi buôn bán đông đúc như như chợ Phò Ninh, chợ Phò Trạch, chợ Ưu Điềm. Nhiều cửa hàng nối nhau trên một trục đường với mọi sinh hoạt kiểu thị dân. Như vậy có thêm kiểu quần cư đô thị giữa các vùng nông thôn rộng lớn. Chức năng quản lý của chính quyền làng xã được phát huy, tuân thủ nghiêm ngặt mọi phép nước, lệ làng. Sự học hành, thi cử để vươn lên giai tầng, đẳng cấp trên trong xã hội được khuyến khích. Các làng đều có các thầy đồ, nho sinh theo học. Sinh hoạt văn hoá trong các làng mang hơi hướng của văn hoá cung đình khá rõ nét. Tế đình, hội làng với các nghi thức cầu kỳ, tôn nghiêm, trọng thể. Từ lễ nghi đến tiệc tùng, đình đám, đảm bảo tôn ti trật tự rõ ràng, phản ánh ảnh hưởng rõ rệt tư tưởng phong kiến đương thời.
Nói tóm lại, trong thời kỳ này, địa bàn định cư, định canh được mở rộng, nhiều phường xã, thôn ấp xuất hiện. Bên cạnh kiểu quần cư nông thôn làng xã, đã hình thành kiểu quần cư đô thị tuy chưa rõ nét. Làng xã đã có sự thay đổi về chất, trở thành tổ chức cơ sở vững mạnh của triều đình nhà Nguyễn.
https://www.facebook.com/nguyendinhtan.1952/posts/795627447290778

Thứ Ba, 25 tháng 2, 2020


Dưới đây chúng tôi giới thiệu Bảng đối chiếu các triều đại Việt Nam với năm dương lịch và các triều đại Trung Quốc là nước láng giềng có quan hệ với lịch sử Việt Nam để bạn đọc tham khảo.
Triều đại Việt Nam Niên hiệu Việt NamÂm lịchDương lịch Niên hiệu Trung QuốcTriều đại Trung Quốc
I. HỌ HỒNG BÀNG (2000 NĂM TCN) QUỐC HIỆU VĂN LANG, KINH ĐÔ PHONG CHÂU
Kinh Dương Vương
Lạc Long Quân
Hùng Vương
18 đời 2000 năm trước Công nguyên Phục Hi
II. NHÀ THỤC (257T-208TCN) 50 NĂM, QUỐC HIỆU ÂU LẠC, KINH ĐÔ PHONG KHÊ (CỔ LOA, HUYỆN ĐÔNG ANH HÀ NỘI)
Thục Phán
An Dương Vương
An Dương VươngGiáp Thìn257 - 208 TCNNăm thứ 58 (từ 246 – 210 TCN)từ 246 – 210 (Cơ Diên) Tần Thuỷ Hoàng (Doanh Chính)
III. PHONG KIẾN PHƯƠNG BẮC ĐÔ HỘ LẦN THỨ NHẤT
NHÀ TRIỆU (107 – 111 TCN) 97 NĂM , QUỐC HIỆU NAM VIỆT, KINH ĐÔ PHIÊN NGUNG (GẦN QUẢNG CHÂU, TRUNG QUỐC)
1. Triệu Vũ Vương (Triệu Đà) Giáp Ngọ207 - 136 TNăm thứ 3Tốn Nhi Thế (Doanh Hồ Hợi)
2.Triệu Văn Vương (Triệu Hồ) Ất Tỵ136 – 124 TKiến nguyên 3Hán Võ Đế (Lưu Triệt)
3. Triệu Minh Vương (Triệu Anh Tề) Đinh Tỵ124 – 112 TNguyên Sóc 6Hán Võ Đế
4. Triệu Ai Vương (Triệu Hưng) Kỷ Tỵ112 TNguyên Đỉnh 5Hán Võ Đế
5. Triệu Khương Dương (Triệu Kiến Đức) Canh Ngọ111 TNguyên Đỉnh 6Hán Võ Đế
IV. THỜI KỲ ĐẤU TRANH CHỐNG PHONG KIẾN PHƯƠNG BẮC THỐNG TRỊ LẦN THỨ NHẤT (207 T – 39) 246 NĂM
1. Thời Tây Hán đô hộ Canh Ngọ111 T – 25Nguyên Đỉnh 6Hán Võ Đế
2. Thời Đông Hán đô hộ Ất Dậu25 – 40Kiến Võ 1Hán Quan Võ
V. TRƯNG NỮ VƯƠNG (40 - 43) 3 NĂM, KINH ĐÔ MÊ LINH (VĨNH PHÚC)     
1. Trưng Vương (Trưng Trắc) Canh Tý40 – 43Kiến Võ 16Hán Quan Võ (Lưu Tú)
VI. THỜI KỲ ĐẤU TRANH CHỐNG PHONG KIẾN PHƯƠNG BẮC LẦN THỨ HAI ( 43 – 543) 500 NĂM
Thời Đông Hán đô hộ Quý mão43Kiến Võ 19Hán Quang Võ
Thời Ngô Giáp Tý244Diên Hi 7Tam Quốc
Bà Triệu khởi nghĩa Mậu Thìn248Diên Hi 11Tam Quốc
Thời Ngô, Nguỵ Giáp Thân264Hàm Li 1Nguỵ Nguyên Đế (Tào Hoàn)
Thời Ngô, Tấn Ất Dậu265 – 279Thái Thuỷ 1Tấn Võ Đế (Tư Mã Viêm)
Thời Tấn Canh Tý280 – 420Thái Khang 1Tấn Võ Đế
Thời Lưu Tống Canh Thân420 – 479Vĩnh Sơ 1Tống Võ Đế (Lưu Tục)
Thời Tế Kỷ Mùi479 – 505Kiến Nguyên 1Tế Cao Đế (Tiêu Đạo Thành)
Thời Lương Ất Dậu505 – 543Thiên Gián 4Lương Võ Đế (Tiêu Diễn)
VII. NHÀ TIỀN LÝ VÀ NHÀ TRIỆU (544 – 602) 58 NĂM , QUỐC HIỆU VẠN XUÂN KINH ĐÔ LONG BIÊN
1. Lý Nam Đế (Lý Bôn)Thiên ĐứcGiáp Tý544 – 548Đại Đồng 10Lương Võ Đế
2. Lý Đào Lang VươngThiên BảoKỉ Tỵ549 – 555Thái Thanh 3Lương Võ Đế
3. Triệu Việt Vương (Triệu Quang Phục) Kỉ Tỵ549 – 570Thái Thanh 3Lương Võ Đế
4. Hậu Lý Nam ĐếLý Phật TửTân Mão571 – 602Thái Kiến 3Trần Tuyên Đế (Trần Húc)
VIII. THỜI KỲ ĐẤU TRANH CHỐNG PHONG KIẾN PHƯƠNG BẮC LẦN THỨ BA (603 – 939) 336 NĂM
Thời Tùy đô hộ Quý Hợi603 – 617Nhân Thọ 3Tùy Văn Đế (Dương Khiêm)
Thời Đường đô hộ Mậu Dần618 – 721Võ Đức 1Đường Cao Tổ (Lý Uyên)
Mai Hắc ĐếThúc LoanNhâm TuẤt722Khai Nguyên10Đường Huyền Tông (Lý Long Cơ)
Thời Đường đô hộ Quý Hợi723 – 790Khai Nguyên11Đường Huyền Tông
Bố Cái Đại VươngPhùng HưngTân Mùi791Trinh Nguyên 7Đường Đức Tông (Lý Khoát)
Thời Đường Nhân Thân792 – 906Trinh Nguyên 8Đường Đức Tông
Thời Hậu Lương Đinh Mão907 – 922Khái Bình 1Lương Thái Tổ (Chu Toàn Trung)
Thời Hậu Đường Quý Mùi923 – 936Đồng Quang 1Đường Trang Tông (Lý Tồn Húc)
Thời Hậu Tấn Đinh Dậu937 – 938Thiên Phúc 2Tấn Cao Tổ (Thạch Kinh Đường)
IX. THỜI KỲ X Y DỰNG NỀN TỰ CHỦ (905 – 938) 33 NĂM
Khúc Thừa Dụ Tân Mùi905 – 907Trình NguyênĐường Ai Đế (Lý Truất)
Khúc Hạo Đinh Mão907 – 917Khai Bình 1Lương Thái Tổ (Chu Toàn Trung)
Khúc Thừa Mỹ Đinh Sửu917 – 923Trinh Minh 3Lương Mạt Đế (Chu Hữu Trinh)
Dương Đình Nghệ Tân Mão931 – 938Trưởng Hưng 2Đường Minh Tông (Lý Tự Nguyên)
X. NHÀ NGÔ (939 – 965) 26 NĂM, KINH ĐÔ CỔ LOA (ĐÔNG ANH - HÀ NỘI)
1. Ngô VươngNgô QuyềnKỷ Hợi939 – 944Thiên Phúc 4Tấn Cao Tổ - Nam Hán
2. DươngBìnhVươngTam KhaẤt Tỵ945 – 950Khai Vận 2Tấn XuẤt Đế (Thạch Trọng Quý) Nam Chiếu
3. Nam Tấn Vương NgôXương VănCanh TuẤt950 – 965Càn Hựu 3Hán Ẩn Đế (Lưu Thừa Hựu)
4. Thiên Sách Vương NgôXương NgậpTân Hợi951 – 959Quảng Thuận 1Hậu Chu Thái Tổ (Quách Uy)
5. Thập Nhị Sứ Quân Bính Dần966 – 968Kiến ĐứcTống Thái Tổ (Triệu Khuông Dẫn)
XI. NHÀ ĐINH (968 – 980) 12 NĂM, QUỐC HIỆU ĐẠI CỒ VIỆT, KINH ĐÔ HOA LƯ
1. Đinh Tiên Hoàng (Bộ Lĩnh)Thái BìnhMậu Thìn968 – 979Khai Bảo 1Tống Thái Tổ (Triệu KhuôngDẫn)
2.Đinh Phế ĐếThái BìnhCanh thìn980Hưng QuốcTống Thái Tông (Triệu Quýnh)
XII. NHÀ TIỀN LÊ (980 – 1009) 29 NĂM, KINH ĐÔ HOA LƯ
1. Lê Đại Hành (Lê Hoàn)Thiên PhúcCanhThìn980 – 1005Hưng Quốc 5Tống Thái Tông
2. Lê Trung Tông (Lê Long Việt chỉ làm vua được 3 ngày) Ất Tỵ1005Cảnh Đức 2Tống Chân Tông (Triệu Hằng)
3. Lê Ngọa TriềuỨng ThiênBính Ngọ1006 – 1009Cảnh Đức 3Tống Chân Tông
XIII. NHÀ LÝ (1010 – 1225) 215 NĂM, QUỐC HIỆU ĐẠI CỒ VIỆT, KINH ĐÔ HOA LƯ – NĂM 1010 DỜI ĐÔ VỀ THĂNG LONG (HÀ NỘI), TỪ 1054 ĐỔI QUỐC HIỆU LÀ ĐẠI VIỆT.
1. Lý Thái Tổ (Lý Công Uẩn)Thuận ThiênCanh TuẤt1010 – 1028Đại TrungTống Chân Tông
2. Lý Thái Tông (Lý Phật Mã)Thiên ThànhMậu Thìn1028 – 1054Thiên Thánh 6Tống Nhân Tông (Triệu Trinh)
3. Lý Thánh Tông (Lý Nhật Tôn)Long ThụyGiáp Ngọ1054 – 1072Chí Hòa 1Tống Nhân Tông
4. Lý Nhân Tông (Lý Càn Đức)Thái NinhNhâm Tý1072 – 1128Hy Ninh 5Tống Thần Tông (Triệu Húc)
5. Lý Thần Tông (Lý Dương Hoán)Thiên ThuậnMậu Thân1028 – 1138Kiến Viên 2Tống Cao Tông (Triệu Cấu)
6. Lý Anh Tông (Lý Thiên Tộ)Thiệu MinhMậu Ngọ1138 – 1175Thiệu Hưng 8Tống Cao Tông
7. Lý Cao Tông (Lý Long Cán)Trinh PhùBính Thân1176 – 1210Thuấn HyTống Hiếu Tông (Triệu Thận)
8. Lý Huệ Tông (Lý Hạo Sảm)Kiến GiaTân Mùi1211 – 1224Gia Định 4Tống Ninh Tông (Triệu Khuếch)
9. Lý Chiêu Hoàng (Lý Chiêu Thánh)Thiên ChươngGiáp Thân1124 – 1125Gia Định 7Tống Ninh Tông
XIV. NHÀ TRẦN (1225 – 1400) 175 NĂM, QUỐC HIỆU ĐẠI VIỆT, KINH ĐÔ THĂNG LONG
1. Trần Thái Tông (Trần Cảnh)Kiến TrungẤt Dậu1225 – 1258Bảo Khánh 1Tống Lý Tông (Triệu Vân)
2. Trần Thánh Tông (Trần Hoảng)Thiệu LongMậu Ngọ1258 – 1278Bảo Hựu 6Tống Lý Tông
3. Trần Nhân Tông (Trần Khâm)Thiệu BảoKỷ Mão1279 - 1293Tường Huy 2Tống Đế Bình (Triệu Bính)
4. Trần Anh Tông (Trần Thuyên)Hưng LongQuý Tỵ1293 - 1314Chếnguyên30Nguyên Thế Tổ (Hốt TẤt Liệt)
5. Trần Minh Tông (Trần Mạnh)Đại KhánhGiáp Dần1314 - 1329Diên Hựu 1Nguyên Nhân Tông (Ái Dục Lê Bạt)
6. Trần Hiến Tông (Trần Vượng)Khai HựuKỷ Tị1329 - 1341Thiên Lịch 2Nguyên Minh Tông (Hòa Thế Lạt)
7. Trần Dụ Tông (Trần Hạo)Thiệu PhongTân Tỵ1341 - 1369Chí Chính 1Nguyên Thuận Đế (Thỏa Quân Thiếp Mục ….)
Dương Nhật Lễ (Cướp Ngôi)Đại ĐịnhKỷ Dậu1369 – 1370Hồng Võ 2Minh Thái Tổ (Chu Nguyên Chương)
8. Trần Nghệ Tông (Trần Phủ)Thiệu KhánhCanh TuẤt1370 - 1372Hồng Võ 3Minh Thái Tổ
9. Trần Duệ Tông (Trần Kính)Long KhánhQuý Sửu1373 - 1377Hồng Võ 6Minh Thái Tổ
10. Trần Phế Đế (Trần Hiện)Xương PhùĐinh Tỵ1377 - 1388Hồng Võ 10Minh Thái Tổ
11. Trần Nhuận Tông (Trần Ngung)Quang TháiMậu Thin1388 - 1398Hồng Võ 21Minh Thái Tổ
12. Trần Thiếu Đế (Trần Án)Kiến TânMậu Dần1398 - 1400Hồng Võ 31Minh Thái Tổ
XV. NHÀ HỒ (1400 – 1407) 7 NĂM, QUỐC HIỆU ĐẠI NGU, KINH ĐÔ T Y ĐÔ (THANH HÓA)
1. Hồ Quý LyThành NguyênCanh Thìn1400 – 1401Kiến Văn 2Minh Huệ Đế (Chu Doãn Văn)
2. Hồ Hán ThươngThiệu ThànhTân Tị1401 – 1407Kiến Văn 3Minh Huệ Đế
XVI. NHÀ HẬU TRẦN (1407 – 1414) 7 NĂM, KHÁNG CHIẾN CHỐNG QUÂN MINH
1. Trần Giản Định (Trần Ngỗi)Hưng KhánhĐinh Hơi1407 - 1409Vĩnh Lạc 5Minh Thành Tổ (Chu Lệ)
2. Trần Quý KhoángTrùng QuangKỷ Sửu1409 - 1414Vĩnh Lạc 7Minh Thành Tổ
XVII. THỜI KỲ ĐẤU TRANH CHỐNG NHÀ MINH ĐÔ HỘ (1414 – 1427) 14 NĂM
Thời Minh đô hộ Giáp Ngọ1414 - 1417 Minh Thành Tổ
Bình Định Vương (Lê Lợi khởi nghĩa) Mậy TuẤt1418 - 1427 Minh Thành Tổ
XVIII. TRIỀU LÊ SƠ (1428 – 1527) 99 NĂM, QUỐC HIỆU ĐẠI VIỆT, KINH ĐÔ ĐÔNG ĐÔ (HÀ NỘI)
1. Lê Thái Tổ (Lê Lợi)Thuận ThiênMậu Thân1428 - 1433Tuyên Đức 3Minh Tuyên Tông (Chu Chiêm Cơ)
2. Lê Thái Tông (Lê Nguyên Long)Thiệu BìnhQuý Sửu1433 - 1442Tuyên Đức 8Minh Tuyên Tông
3. Lê Nhân Tông (Lê Bang Cơ)Thái HòaNhâm Tý1442 - 1459Chính Thống 7Minh Anh Tông (Chu Kỳ Chấn)
Lê Nghi Dân (Cướp Ngôi)Thiên HưngKỷ Mão1459Thiên Thuận 3Minh Anh Tông
4. Lê Thánh Tông (Lê Tư Thành)Hồng ĐứcCanh Thin1460 - 1497Thiên Thuận 4Minh Anh Tông
5. Lê Hiến Tông (Lê Tăng)Cảnh ThốngMậu Ngọ1498 - 1504Hoằng Trị 11Minh Hiếu Tông (Chu Hậu Sảnh)
6. Lê Túc Tông (Lê Thuấn)Thái TrinhGiáp Tý1504Hoằng Trị 17Minh Hiếu Tông
7. Lê Uy Mục (Lê Tuấn)Đoan KhánhẤt Sửu1505 - 1509Hoằng Trị 18Minh Hiếu Tông
8. Lê Tương Dực (Lê Oanh)Hồng ThuậnKỷ Tị1509 - 1516Chính Đức 4Minh Võ Tông
9. Lê Chiêu Thống (Lê Ý)Quang ThiệuBính Tý1516 -1522Chính Đức 11Minh Võ Tông
10. Lê Cung Hoàng (Lê Xuân)Thống NguyênNhâm Ngọ1522 - 1527Gia Tĩnh 1Minh Thế Tông
XIX. NHÀ MẠC (1527 – 1592) 65 NĂM , KINH ĐÔ ĐÔNG ĐÔ (HÀ NỘI)
(TỪ 1533 TRỞ VỀ SAU KHI CÓ NHÀ LÊ TRUNG HƯNG THÌ NHÀ MẠC COI NHƯ NGỤY TRIỀU, ĐẾN NĂM 1677 THÌ MẤT HẲN)
1. Mạc Đăng DungMinh ĐứcĐinh Hợi1527 - 1529Gia Tĩnh 6Minh Thế Tông
2. Mạc Đăng DoanhĐại ChínhCanh Dần1530 - 1540Gia Tĩnh 9Minh Thế Tông
XX. NHÀ HẬU LÊ (LÊ TRUNG HƯNG HAY THỜI LÊ TRỊNH TRỞ VỀ SAU 1533 -1788)
255 NĂM (BỊ GIÁN ĐOẠN TỪ NĂM 1527 – 1532 ) DO NHÀ MẠC CƯỚP NGÔI
1. Lê Trang Tông (Lê Duy Ninh)Nguyên HoàQuý Tỵ1533 - 1548Gia Tĩnh 12Minh Thế Tông (Chu Hậu Thống)
2. Lê Trung Tông (Lê Huyên)Thuận BìnhKỷ Dậu1549 - 1556Gia Tĩnh 28Minh Thế Tông
3. Lê Anh Tông (Lê Duy Bang)Thiên HựuĐinh Tỵ1557 - 1573Gia Tĩnh 36Minh Thế Tông
4. Lê Thế Tông (Lê Duy Đàm)Gia TháiQuý Dậu1573 - 1599Vạn Lịch 1Minh Thần Tông (Chu Hủ Quân)
5. Lê Kinh Tông (Lê Duy Tân)Thuận ĐứcCanh Tý1600 - 1619Vạn Lịch 28Minh Thần Tông
6. Lê Thần Tông (Lê Duy Kỳ)Vĩnh TộKỷ Mùi1619 - 1643Vạn Lịch 47Minh Thần Tông
7. Lê Chân Tông (Duy Hựu)Phúc TháiQuý Mùi1643 - 1649Sùng Trinh 16Minh Tư Tông (Chu Do Kiểm)
Lê Thần Tông (Duy Kỳ Lần 2)Khánh ĐứcKỷ Sửu1649 - 1662Thuận TrịThanh Thế Tổ (Phúc Lâm)
8. Lê Huyền Tông (Duy Vũ)Cảnh TrịQuý Mão1663 - 1671Khang Hy 2Thanh Thánh Tổ (Huyền Diệp)
9. Lê Gia Tông (Duy Hợi)Dương ĐứcNhâm Tý1672 - 1675Khang Hy 11Thanh Thánh Tổ
10. Lê Hy Tông (Duy Hợp)Vĩnh TrịBính Thìn1676 - 1705Khang Hy 15Thanh Thành Tổ
11. Lê Dụ Tông (Duy Đường)Vĩnh ThịnhẤt Dậu1705 - 1729Khang Hy 44Thanh Thành Tổ
12. Lê Đế (Duy Phường)Vĩnh KhánhKỷ Dậu1729 - 1732Ung Chính 7Thanh Thế Tông (Dân Trinh)
13. Lê Thuần Tông (Duy Tường)Long ĐứcNhâm Tý1732 - 1735Ung Chính 10Thanh Thế Tông
14. Lê Ý Tông (Duy Thìn)Vĩnh HựuẤt Mão1735 - 1740Ung Chính 13Thanh Thế Tông
15. Lê Hiển Tổng (Duy Diêu)Cảnh HưngCanh Thân1740 - 1786Kiến Long 5Thanh Cao Tông (Hoằng Lịch)
16. Lê Mẫn Đế (Duy Kỳ)Chiêu ThốngĐinh Mùi1787 - 1788Kiến Long 52Thanh Cao Tông
XXI. NHÀ TÂY SƠN (1778 – 1802), 24 NĂM, KINH ĐÔ PHÚ XUÂN HUẾ, PHƯỢNG HOÀNG TRUNG ĐÔ – VINH NGHỆ AN
1. Nguyễn NhạcThái ĐứcMậu Tuất1778 - 1793Kiến Long 43Thanh Cao Tông
(Hoằng Lịch)     
2. Nguyễn HuệQuang TrungMậu Thân1788 - 1792Kiến Long 53Thanh Cao Tông
3. NguyễnQuangToảnCảnh ThịnhQuý Sửu1793 - 1802Gia Khánh 6Thanh Nhân Tông
XXII. NHÀ NGUYỄN (1802 – 1945) 143 NĂM, QUỐC HIỆU VIỆT NAM (TỪ MINH MẠNG LÀ ĐẠI NAM ) KINH ĐÔ HUẾ (THỪA THIÊN)
1. Nguyễn Thế Tổ (Phúc Ánh)Gia LongNhâm Tuất1802 - 1820Gia Khánh 7Thanh Nhân Tông
2. Nguyễn Thành Tổ (Phúc Đảm)Minh MạngCanh Thìn1820 - 1840Gia Khánh 25Thanh Nhân Tông
3. Nguyễn Hiển Tổ (Miền Tông)Thiệu TrịTân Sửu1841 -1847Đạo Quang 21Thanh Tuyên Tông
4. Nguyễn Dục Tông (Hồng Nhiệm)Tự ĐứcMậu Thân1847 - 1883Đạo Quang 28Thanh Tuyên Tông
5. Nguyễn Dục Đức (Ưng Chân)Dục ĐứcQuý Mùi1883 (3 ngày)Quang Tự 9Thanh Đức Tông
6. Nguyễn Hiệp Hoà (Hồng Dật)Hiệp HoàQuý Mùi1883 (6 tháng)Quang Tự 9Thanh Đức Tông
7. Nguyễn Giản Tông (Ưng Đằng)Kiến PhúcQuý Mùi1883 - 1884Quang Tự 9Thanh Đức Tông
8. Nguyễn Hàm Nghi (Ưng Lịch)Hàm NghiGiáp Thân1884 - 1885Quang Tự 10Thanh Đức Tông
9. Nguyễn Cảnh Tông (Ưng Xuỵ)Đồng KhánhBính Tuất1886 - 1888Quang Tự 12Thanh Đức Tông
10. Nguyễn Thành Thái (Bửu Lân)Thành TháiKỷ Sửu1889 - 1907Quang Tự 15Thanh Đức Tông
11. Nguyễn Duy Tân (Vĩnh San)Duy TânĐính Mùi1907 - 1916Quanh Tự 33Thanh Đức Tông
12. Nguyễn Hoằng Tông (Bửu Đảo)Khải ĐịnhBính Thân1916 - 1925Trung Hoa Dân Quốc 5Trung Hoa Dân Quốc
13. Nguyễn Bảo Đại (Vĩnh Thụy)Bảo ĐạiBính Dần1926 - 1945Trung Hoa Dân Quốc 15 
XXIII. VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA (1945 - 1976) THỦ ĐÔ HÀ NỘI
Chủ tịch nướcThời gianTrung Quốc
Hồ Chí Minh (Nguyễn Tất Thành)2-9-1945 đến 2-9-1969Cộng Hoà nhân dân Trung Hoa
Tôn Đức Thắng22-9-1969 đến 24-6-1976 
XXIV. Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (từ 2-7-1976 đến nay) Thủ đô Hà Nội
Tôn Đức Thắng25-6-1976 đến 3-4-1980Cộng Hoà nhân dân Trung Hoa
Nguyễn Hữu Thọ3-4-1980 đến 25-6-1981 
Trường Chinh (Đặng Xuân Khu)25-6-1981 đến 17-6-1987 
Võ Chí Công17-6-1987 đến 19-9-1992 
Lê Đức Anh19-9-1982 đến 20-9-1997 
Trần Đức Lương20-9-1997 đến 27-6-2006 
Nguyễn Minh Triết27-6-2006 đến 7-2011 
Trương Tấn Sang7-2011 đến 2-4-2016 
Trần Đại Quang2-4-2016 đến nay

 https://nguoikesu.com/tu-lieu/bang-doi-chieu-cac-trieu-dai-viet-nam-va-cac-trieu-dai-trung-quoc