Tìm kiếm Blog này

Chủ Nhật, 29 tháng 4, 2018

Tổng Bí thư thăm nguyên Tổng Bí thư Đỗ Mười và nguyên Chủ tịch nước Lê Đức Anh

Tổng Bí thư thăm nguyên Tổng Bí thư Đỗ Mười và nguyên Chủ tịch nước Lê Đức Anh


Dân trí Nhân kỷ niệm 43 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2018) và Ngày quốc tế lao động 1/5, chiều 28/4, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Bí thư Quân ủy Trung ương đã đến thăm, chúc mừng nguyên Tổng Bí thư Đỗ Mười và nguyên Chủ tịch nước Lê Đức Anh vừa được tặng Huy hiệu 80 năm tuổi Đảng, tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108.


Chiều 28/4/2018, tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Bí thư Quân ủy Trung ương đến thăm, chúc mừng nguyên Tổng Bí thư Đỗ Mười và đồng chí Đại tướng Lê Đức Anh, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Chủ tịch nước, nguyên Bộ trưởng Bộ Quốc phòng tròn 80 năm tuổi Đảng.
Chiều 28/4/2018, tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Bí thư Quân ủy Trung ương đến thăm, chúc mừng nguyên Tổng Bí thư Đỗ Mười và đồng chí Đại tướng Lê Đức Anh, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Chủ tịch nước, nguyên Bộ trưởng Bộ Quốc phòng tròn 80 năm tuổi Đảng.
Cùng đi với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng có: Đại tướng Ngô Xuân Lịch, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng; Thượng tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng.
Đồng chí Đỗ Mười sinh năm 1917, nguyên Tổng Bí thư, nguyên Cố vấn Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, nguyên Bí thư Quân ủy Trung ương. Đồng chí đã được Đảng ủy Khối các cơ quan Trung ương quyết định tặng Huy hiệu 80 năm tuổi Đảng, ngày 12/4/2018.
Đồng chí Lê Đức Anh sinh năm 1920, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam, nguyên Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, nguyên Cố vấn Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam. Đồng chí đã được Thường vụ Quân ủy Trung ương quyết định tặng Huy hiệu 80 năm tuổi Đảng, ngày 23/2/2018.
Thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng bày tỏ những tình cảm sâu sắc nhất và trân trọng công lao to lớn của đồng chí Đỗ Mười, đồng chí Lê Đức Anh đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng, của Nhân dân. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chúc mừng nguyên Tổng Bí thư Đỗ Mười, nguyên Chủ tịch nước Lê Đức Anh được tặng Huy hiệu 80 năm tuổi Đảng, đây vừa là vinh dự lớn lao của bản thân các đồng chí và gia đình, vừa là niềm tự hào của Đảng, nơi đã tôi luyện nên những chiến sỹ cộng sản kiên trung, mà đồng chí Đỗ Mười, đồng chí Lê Đức Anh là những tấm gương mẫu mực, sáng ngời để các thế hệ cán bộ, đảng viên học tập, noi theo.
Nguyên Tổng Bí thư Đỗ Mười là cán bộ lão thành cách mạng, đã từng trải qua nhiều cương vị công tác, nhất là được tôi luyện, trưởng thành qua các cuộc kháng chiến cứu nước và các giai đoạn xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ Tổ quốc. Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng phong phú của mình, dù trong lao tù của thực dân đế quốc hay ngoài chiến trận, dù trong thời kỳ kháng chiến kiến quốc gian khổ hay giai đoạn xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, ở cương vị công tác nào, đồng chí Đỗ Mười luôn hoàn thành xuất sắc trọng trách trước Đảng, Nhà nước và Nhân dân, luôn giữ vững khí tiết, phẩm chất của người cộng sản, luôn tận tâm, tận lực vì nước, vì dân, vì bạn bè quốc tế. Đồng chí đã có nhiều đóng góp to lớn cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và của Nhân dân ta.
Nguyên Chủ tịch nước Lê Đức Anh là một cán bộ đã từng kinh qua nhiều cương vị công tác, được tôi luyện, trưởng thành qua các cuộc kháng chiến, có nhiều đóng góp to lớn cho sự nghiệp cách mạng và sự trưởng thành của Quân đội. Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng phong phú của mình, dù ở cương vị công tác nào, đồng chí Lê Đức Anh cũng hoàn thành xuất sắc trọng trách trước Đảng, Nhà nước và Nhân dân, luôn giữ vững khí tiết, phẩm chất của người cộng sản, luôn tận tâm, tận lực vì nước, vì dân, vì bạn bè quốc tế. Đồng chí đã có nhiều đóng góp to lớn cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, cho sự trưởng thành, lớn mạnh của Quân đội nhân dân Việt Nam.

Trung tướng, Giáo sư, Tiến sỹ Mai Hồng Bàng, Giám đốc Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 báo cáo tình hình hoạt động và công tác khám chữa bệnh tại Bệnh viện.
Trung tướng, Giáo sư, Tiến sỹ Mai Hồng Bàng, Giám đốc Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 báo cáo tình hình hoạt động và công tác khám chữa bệnh tại Bệnh viện.
Sau khi nghe Trung tướng, Giáo sư, Tiến sỹ Mai Hồng Bàng, Giám đốc Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 báo cáo tình hình hoạt động và công tác khám chữa bệnh tại Bệnh viện, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ghi nhận, đánh giá cao những kết quả đạt được trên các lĩnh vực công tác của Bệnh viện, cả về nghiên cứu khoa học, đào tạo cán bộ, hợp tác quốc tế, phát triển chuyên môn kỹ thuật, làm tốt công tác chăm sóc sức khỏe cho cán bộ Trung ương… Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cảm ơn tập thể y, bác sỹ Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, trong thời gian qua đã hết lòng, hết sức tận tình chăm sóc, có phác đồ điều trị khoa học để giữ gìn sức khỏe của đồng chí Đỗ Mười, đồng chí Lê Đức Anh; mong muốn đội ngũ y, bác sỹ Bệnh viện tiếp tục nỗ lực, cố gắng nhiều hơn nữa, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao./.
Nguyễn Sự
TTXVN

Những sự thật ít được biết đến về trùm phát xít Hitler

Những sự thật ít được biết đến về trùm phát xít Hitler


Một trong những điều ít người biết về Hitler là ông ta từng sử dụng dung dịch chiết xuất từ tinh hoàn bò.


Những sự thật ít được biết đến về trùm phát xít Hitler - 1
Adolf Hitler thời trẻ
Adolf Hitler, nhà độc tài của chế độ Đức Quốc xã, cái tên mà khi nhắc đến dễ làm người ta nghĩ ngay tới chiến tranh, chết chóc, hay sự đau khổ mà ông ta gây ra cho nhiều quốc gia và dân tộc châu Âu.
Là lãnh đạo Đảng Quốc xã Đức, Hitler đã vươn lên đỉnh cao quyền lực sau nhiều năm tranh đấu. Hitler lấy tư tưởng phát xít của Ý làm hình mẫu, đồng thời ông ta cũng là một kẻ cuồng tín với lý thuyết về chủng tộc Aryan thượng đẳng. Sau đó, ông ta khiến châu Âu rơi vào lò lửa chiến tranh khi khơi mào cuộc Chiến tranh Thế giới lần thứ hai. Không những vậy, ông ta còn ra lệnh diệt chủng những nhóm dân tộc mà ông ta cho là “hạ đẳng”.
Tính riêng ở châu Âu, số liệu người chết được tính toán ít nhất là hơn 40 triệu người. Trong đó, tính riêng trong Nạn Diệt chủng (Holocaust) của Hitler, khoảng 17 triệu người đã bị giết hại theo nhiều cách, trong đó có 6 triệu người Do Thái.
Đó là những điều chúng ta hay nghe nói về Hitler. Nhưng Hitler cũng là một con người, và có những điều mà không phải ai cũng biết.
Trang web WhatCulture đã tổng hợp những sự thật ít ai biết đến về Adolf Hitler.
1. Từng do thám Đảng Quốc xã
Phục vụ quân đội Đức trong Thế chiến thứ nhất, Hitler quyết định ở lại quân đội sau khi chiến tranh kết thúc và trở thành một người do thám tin tình báo cho quân đội.
Sau vài nhiệm vụ thành công, ông ta được giao nhiệm vụ thâm nhập điều tra một đảng mới nổi. Đó là Đảng Công nhân Đức – tiền thân của Đảng Công nhân Quốc gia Xã hội Chủ nghĩa Đức (Đảng Quốc xã). Tuy nhiên, bị thuyết phục khi nhận ra lãnh đạo đảng này khi đó là Anton Drexler có tư tưởng bài Do Thái, bài chủ nghĩa Marx, và ủng hộ tư tưởng dân tộc, nên Hitler sau đó gia nhập đảng này và rời khỏi quân đội.
2. Phải sống trong chỗ trú cho người vô gia cư
Những sự thật ít được biết đến về trùm phát xít Hitler - 2
"Alter Hof Munich" - Toà dinh thự cũ ở Munich. Hitler vẽ năm 1914 khi ở Munich
Thời trẻ, Hitler mơ ước làm hoạ sĩ, nhưng 2 lần liền bị từ chối vào học ở Học viện Mỹ thuật Vienna vì “thiếu khả năng hội hoạ”. Hitler cố gắng bám trụ lại ở thành phố Vienna và kiếm sống bằng nghề bán tranh dạo nhưng không kiếm đủ tiền trang trải cuộc sống.
Việc này khiến Hitler, lúc này đã là một thanh niên, phải ở tạm trong các chỗ trú cho người vô gia cư. Mỗi khi việc buôn bán phát đạt hơn, thì Hitler mới có thể ở trong các khu nhà trọ rẻ tiền.
3. Được thưởng Huân chương Thập tự sắt hạng nhất
Trong Thế chiến thứ nhất, Hitler tìm thấy tình yêu dành cho dân tộc Đức. Chính tình yêu đó thúc đẩy ông ta chiến đấu, và được thưởng Huân chương Thập tự sắt hạng hai. Không những vậy, đến năm 1918, được cấp trên tiến cử, Hitler được thưởng Huân chương Thập tự sắt hạng nhất.
Việc tiến cử đó do một sĩ quan người Do Thái, Trung uý Hugo Gutmann tiến hành. Việc nhận Huân chương Thập tự sắt hạng nhất là một vinh dự hết sức to lớn, và lại càng hiếm hoi với một Hạ sĩ như Hitler, vì huân chương này thường chỉ được trao cho các sĩ quan có thành tích xuất sắc trong chiến đấu.
4. Mắc hội chứng Parkinson.
Hitler đã chịu nhiều thương tích lẫn bệnh tật trong đời, và một bác sĩ riêng đã chẩn đoán ông ta mắc cả hội chứng Parkinson. Hitler đã chịu bệnh trong 11 năm cuối đời, và một số sử gia cho rằng tình trạng bệnh tật của Hitler đã ảnh hưởng đến các quyết định của ông ta trong Thế chiến thứ hai.
5. Được tạp chí TIME bình chọn là người đàn ông của năm
Những sự thật ít được biết đến về trùm phát xít Hitler - 3
Hitler trên tạp chí TIME
TIME là một tạp chí danh tiếng của Mỹ. Hàng năm, TIME tổ chức bình chọn người đàn ông của năm, và Hitler đã được chọn năm 1938.
Hội nghị Munich (tháng 9 năm 1938) là cuộc họp bàn về việc chia cắt lãnh thổ của Tiệp Khắc. Nguyên thủ bốn cường quốc Anh, Pháp, Ý và Đức tham dự cuộc họp này. Kết quả, vùng Sudetenland của Tiệp Khắc bị cắt cho Đức, với hy vọng đổi lấy hoà bình. Khi đó, hội nghị này được coi là đã cứu thế giới khỏi một cuộc đại chiến toàn cầu thứ hai.
Vậy là Hitler, với danh nghĩa của một người “gìn giữ hoà bình”, được TIME bầu chọn là người đàn ông của năm 1938.
6. Hitler từng mong muốn trở thành một linh mục khi còn nhỏ
Hitler là một người chống lại Công giáo và các giáo lý cổ hủ của nó, nhưng chính Hitler khi nhỏ lại muốn trở thành một mục sư. Khi mới là một cậu bé 8 tuổi, Hitler đã là một thành viên nổi bật trong dàn thánh ca nhà thờ ở quê nhà.
Nhưng khi lớn lên, niềm tin vào Công giáo của ông ta dần mất đi, và giấc mơ trở thành mục sư đương nhiên cũng không còn.
7. Chống lại các hành động tàn ác với động vật
Những sự thật ít được biết đến về trùm phát xít Hitler - 4
Hitler cho nai ăn. Ảnh chụp năm 1936, ở Obersalzberg
Điều này nghe có vẻ tương phản hoàn toàn với hình ảnh hàng chục triệu người đã chết dưới mệnh lệnh của Hitler, nhưng đó là sự thật. Ông ta rất kiên quyết trong vấn đề này và đã đặt ra những điều luật bảo vệ động vật. Thậm chí ông ta còn dự định sau khi chiến thắng hoàn toàn sẽ tiến hành vận động cắt giảm việc ăn thịt.
8. Muốn tạo ra một bảo tàng về những dân tộc đã tuyệt chủng
Mặc dù muốn huỷ diệt rất nhiều dân tộc, nhưng có vẻ Hitler không muốn người ta quên đi những dân tộc đó. Ông ta đã ra lệnh rằng các tác phẩm nghệ thuật hay những món đồ quý giá thuộc sở hữu của những người Do Thái bị giết hại được giữ lại. Ý tưởng của Hitler là tạo ra một bảo tàng với cái tên “Bảo tàng về những dân tộc đã tuyệt chủng”.
9. Được đề cử giải Nobel Hoà bình
Những sự thật ít được biết đến về trùm phát xít Hitler - 5
Huân chương dành cho những người đạt giải Nobel Hoà binh
Đúng vậy, nhưng đó chỉ là một trò đùa mỉa mai từ người đề cử Hitler – một nghị sĩ Thuỵ Điển tên Erik G. C. Brandt. Năm đó, trong chính phủ Thuỵ Điển có nhiều người đã đề cử Chamberlain, Thủ tướng Anh, cho giải Nobel vì “thành công” trong việc đem lại hoà bình với Hội nghị Munich năm 1938. Vậy là để châm chọc, Brandt đã đề cử Hitler.
Đương nhiên là đề nghị này được rút lại ngay sau đó vì áp lực công luận. Và khi Thế chiến thứ hai nổ ra thì giải Nobel Hoà bình năm 1939 cũng không trao cho ai cả.
10. Từng sử dụng dung dịch chiết xuất từ tinh hoàn của bò húc
Việc Hitler sử dụng cocaine đương nhiên sẽ chẳng kỳ lạ một chút nào nếu bạn biết rằng ông ta từng tiêm cả dung dịch chiết xuất từ tinh hoàn của bò húc để cải thiện đời sống tình dục. Bác sĩ riêng của ông ta đã đưa ra đề nghị hết sức kỳ lạ này khi nghe Hitler than thở vì mất hứng thú tình dục, và đề nghị đó đã được chấp nhận.
11. Cho sản xuất búp bê tình dục
Việc này không phải để thoả mãn chính nhu cầu của ông ta mà thực tế là cho binh lính của Hitler. Nhiều người đã dính các bệnh tình dục do quan hệ với gái mại dâm, và Hitler quyết định sản xuất các búp bê tình dục cho quân đội để hạn chế bệnh liên quan đến tình dục. Thậm chí các búp bê này còn được thiết kế để có thể nhét vừa trong cặp hành quân của binh lính.
Chủ Nhật, ngày 29/04/2018 07:00 AM (GMT+7)
Theo Huy Đức (lược dịch) (whatculture.com

Thứ Bảy, 14 tháng 4, 2018

Nhà trên 700 triệu bị đánh thuế: Hàng triệu người mất thêm tiền

 Nhà trên 700 triệu bị đánh thuế: Hàng triệu người mất thêm tiền

 Nhà có giá trị 700 triệu đồng trở lên có thể sẽ bị đánh thuế tài sản ở mức 0,4%. Như vậy, giá trị nhà càng cao, thì số tiền thuế phải nộp sẽ càng nhiều.
Ngân sách có thêm chục ngàn tỷ
Bộ Tài chính đang đề nghị xây dựng Luật Thuế tài sản. Theo đó, Bộ này dự kiến đánh thuế đối với nhà, đất ở, tàu bay, du thuyền, ô tô có giá trị 1,5 tỷ đồng trở lên.
Cụ thể, với nhà ở, Bộ Tài chính xây dựng 2 phương án đánh thuế: một là đối với nhà ở có giá trị từ 700 triệu đồng trở lên; hai là nhà ở có giá trị 1 tỷ đồng trở lên.
Ngưỡng không chịu thuế là nhà có giá trị 700 triệu đồng trở xuống hoặc 1 tỷ đồng trở xuống. Điều này có nghĩa, phần bị đánh thuế tài sản là phần có giá trị trên 700 triệu đồng hoặc trên 1 tỷ đồng.
Chẳng hạn, với ngưỡng không chịu thuế là 700 triệu đồng thì một căn nhà có giá trị 800 triệu đồng sẽ bị đánh thuế với phần giá trị 100 triệu đồng, tức 0,3-0,4% của 100 triệu đồng.
Đánh thuế nhà,thuế tài sản,thuế nhà,thuế nhà đất,Bộ Tài chính
 Nhà có giá trị 700 triệu đồng trở lên có thể sẽ bị đánh thuế tài sản ở mức 0,4%.
Bộ Tài chính cho rằng, theo kinh nghiệm quốc tế thì mức thuế tài sản thấp nhất là 0,2%. Đa số các nước áp dụng mức thuế tài sản cao, trong đó có một số nước trong khu vực như Indonesia 0,5%, Philippines 1% và 2%. Do đó, Bộ Tài chính xây dựng 2 phương án: một là áp dụng mức thuế suất tài sản chung là 0,3%; hai là áp dụng mức thuế tài sản chung là 0,4%.
Với phương án đánh thuế nhà 0,3% giá trị, Bộ Tài chính dự kiến số thu thuế tài sản là khoảng 22.700 tỷ đồng (nhà trên 1 tỷ) hoặc khoảng 23.300 tỷ đồng (nhà trên 700 triệu đồng).
Đối với phương án 0,4%, thì số thu thuế tài sản là khoảng 30.300 tỷ đồng (nhà 1 tỷ đồng trở lên) hoặc khoảng 31.000 tỷ đồng (nhà 700 triệu đồng trở lên).
Chính vì thế, Bộ Tài chính đề nghị áp dụng phương án 2, tức đánh thuế 0,4% với nhà có giá trị từ 700 triệu đồng trở lên.
Điều này, theo Bộ Tài chính, là “phù hợp với quy định mức thuế suất thuế tài sản của các nước”, khai thác tốt nguồn thu từ thuế tài sản, đảm bảo thuế tài sản là nguồn thu ổn định của ngân sách nhà nước, thực hiện mục tiêu cơ cấu lại thu ngân sách nhà nước.
Vì sao không đánh thuế theo diện tích?
Tại cuộc họp báo chiều 13/4, Bộ Tài chính lý giải về việc chọn đánh thuế theo giá trị nhà mà không đánh thuế theo diện tích, dù phương án đánh thuế theo diện tích có ưu điểm là đơn giản, dễ thực hiện, thuận lợi trong việc xác định số thuế phải nộp.
Theo ông Phạm Đình Thi, Vụ trưởng Vụ Chính sách Thuế, việc xác định ngưỡng không chịu thuế và chịu thuế theo diện tích có nhược điểm là điều tiết cả đối với người sử dụng nhà có giá trị không lớn, nhà đơn sơ, nhà thiếu kiên cố, nhà tại nông thôn có diện tích vượt ngưỡng không chịu thuế nhưng giá trị thấp. Trong khi đó lại không điều tiết đối với giá trị lớn nhưng diện tích nằm trong ngưỡng không chịu thuế.
Vì thế, Bộ Tài chính quyết định xác định ngưỡng không chịu thuế hay chịu thuế đối với nhà theo giá trị căn nhà

Thứ Hai, 9 tháng 4, 2018

Một nền giáo dục thất bại

Một nền giáo dục thất bại
Tin hot giáo dục: Điểm chuẩn quá cao, 30 điểm vẫn trượt đại học
1. Không có quốc gia nào mà thí sinh thi 30 điểm/3 môn lại rớt đại học cả. Trên đời này rất rất khó có sự hoàn thiện đến mức đó cả. Thậm chí đạt đến sự hoàn thiện tuyệt đối 30 điểm/ 3 môn vẫn rớt. Chỉ tuyển những thí sinh trên 30 điểm nghĩa là những thí sinh đó trên sự hoàn thiện tuyệt đối à.
2. Không có quốc gia nào mà nghề cốt lõi nhất cho một đất nước, gốc rễ nền tảng nhất là giáo dục thì ngành sư phạm lấy đầu vào thấp nhất 12,5 điểm để sau này thành giáo viên.
3. Không có quốc gia nào phát triển mà các ngành nền tảng, tạo ra sản phẩm, tạo giá trị vững chắc như nông nghiệp, kỹ thuật…. bị coi rẻ đến mức chỉ dành thí sinh điểm thấp. Thậm chí thí sinh không thèm quan tâm nữa.
4. Không quốc gia nào mà những ngành “khổ cực nhất, phục vụ nhân dân” như công an lại lấy trên sự tuyệt đối. Thí sinh thi 30 môn đạt tuyệt đối 30 điểm là rớt. ???? Chả hiểu sao bọn trẻ lại bon chen vào ngành này!!!
5. Không quốc gia nào mà ngành chăm sóc sức khoẻ, liên quan tính mạng con người nơi lấy 29,5 điểm, có nơi chỉ cần xét học bạ hay đủ điểm sàng là sau 5,6 năm thành Bác sĩ, dược sĩ hết.
6. Không quốc gia nào, nông nghiệp là thế mạnh đất nước mà chả học sinh nào muốn vào học, nếu có là những thí sinh điểm thấp hết đường mới vào ngành đó học.
7. Nếu chỉ tính riêng ngành Bs đa khoa, trường đại học y dược tphcm, có 404 em đỗ mức 29,25 điểm thì chỉ có 26 thí sinh trúng tuyển mà không có điểm cộng và ưu tiên còn lại 378 thí sinh trúng tuyển là nhờ đối tượng ưu tiên, vùng ưu tiên. Vậy các em giỏi thật mà không thuộc đối tượng ưu tiên thì phải gác lại giấc mơ đại học nhé! Không quốc gia nào có được điều này!!!
ÔI GIÁO DỤC!
Điểm chuẩn quá cao, thí sinh đạt 30 điểm vẫn trượt đại học; Thông qua chương trình giáo dục phổ thông tổng thể hay Không còn giao xét tốt nghiệp THPT cho các trường…
Điểm chuẩn cao nhất khối trường CAND là 30.5 điểm
Sáng 29/7, Tổng cục Chính trị công an nhân dân đã công bố điểm chuẩn vào 7 trường thuộc khối công an nhân dân. Điểm chuẩn của các trường từ 22,75 đến 30,5, trong đó phần lớn lấy 26 đến 29 điểm.
Điểm chuẩn của các trường nhìn chung đều rất cao, đặc biệt là với thí sinh nữ do chỉ tiêu ít.
Theo đó, điểm chuẩn cao nhất là ngành Ngôn ngữ Anh của Học viện Công an nhân dân với mức 30,5 điểm dành cho thí sinh nữ ở khối D01 (ba môn Toán, Văn, Ngoại ngữ).
Dù điểm chuẩn rất cao nhưng ở nhiều ngành, thí sinh thậm chí còn phải đáp ứng đủ tiêu chí phụ mới đủ điểm đỗ vào trường.
Điểm chuẩn khối A, thí sinh nữ, phía Bắc, của Đại học Phòng cháy chữa cháy ở ngưỡng 30,25 điểm. Tuy nhiên, trong số bốn thí sinh cùng mức 30,25 điểm, trường chỉ lấy ba thí sinh có tổng điểm ba môn chưa làm tròn cao nhất, từ 28,35 điểm. Một thí sinh còn lại vẫn không đỗ dù tổng điểm rất cao. (Xem chi tiết tại đây)
Tin hot giáo dục: Điểm chuẩn quá cao, 30 điểm vẫn trượt đại học - ảnh 1
Thông qua chương trình giáo dục phổ thông tổng thể
Chiều 27/7, Ban Chỉ đạo đổi mới chương trình sách giáo khoa giáo dục phổ thông đã chính thức thông qua Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể (GDPTTT).
Chương trình giáo dục phổ thông được chia thành hai giai đoạn: giai đoạn giáo dục cơ bản (từ lớp 1 đến lớp 9) và giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp (từ lớp 10 đến lớp 12).
Hệ thống môn học và hoạt động giáo dục của chương trình giáo dục phổ thông gồm các môn học và hoạt động giáo dục bắt buộc, các môn học tự chọn.
Thời gian thực học trong một năm học tương đương 35 tuần. Các cơ sở giáo dục có thể tổ chức dạy học 1 buổi/ngày hoặc 2 buổi/ngày. Cơ sở giáo dục tổ chức dạy học 1 buổi/ngày và 2 buổi/ngày đều phải thực hiện nội dung giáo dục bắt buộc chung thống nhất đối với tất cả cơ sở giáo dục trong cả nước.
Không còn giao xét tốt nghiệp THPT cho các trường
Chương trình GDPT tổng thể vừa được thông qua, về định hướng đánh giá kết quả giáo dục, chương trình không còn quy định việc giao xét tốt nghiệp THPT cho các cơ sở giáo dục như trong dự thảo hồi tháng 4.
Khi Chương trình GDPT mới áp dụng, kỳ thi THPT sẽ không còn. Thay vào đó, việc xét tốt nghiệp sẽ được giao cho các trường.
Trước đó, trong dự thảo công bố tháng 4 có nêu rõ: Học sinh hoàn thành các môn học, tích lũy đủ kết quả đánh giá theo quy định của Bộ GD-ĐT được cấp bằng tốt nghiệp trung học phổ thông.

Tỷ lệ đỗ tốt nghiệp gần 100%: Có nên bỏ kỳ thi THPT?
Nhiều địa phương có tỷ lệ đỗ tốt nghiệp THPT gần 100%, có ý kiến cho rằng, nên bỏ kỳ thi THPT Quốc gia.

Kỳ thi THPT quốc gia năm nay “xôn xao” bởi việc điểm 10 tăng cao khi có tới hơn 4.000 điểm (năm ngoái chỉ gần 100 điểm). Chỉ riêng hai tỉnh/thành phố như Hà Nội, TP.HCM có tới hàng nghìn điểm 10 xuất hiện.
Ngoài ra, nhiều tỉnh, thành phố đã công bố tỷ lệ đỗ tốt nghiệp cao, tăng hơn hẳn các năm trước khi đạt 98-99%.
Đơn cử, Phú Thọ có tỉ lệ đỗ tốt nghiệp 99,1%; Cao Bằng là 91,39%; Trong kỳ thi THPT quốc gia năm 2017, tỉnh Nam Định có tỷ lệ đỗ tốt nghiệp 99,53%. Cũng trong kỳ thi THPT quốc gia, tại Nam Định có đến 45/73 trường THPT, Trung tâm GDTX có số thí sinh đỗ tốt nghiệp 100%;
Hòa Bình có 96,94% thí sinh được công nhận tốt nghiệp THPT Quốc gia 2017; Thái Nguyên trên 96,5% học sinh tốt nghiệp;
Tỉ lệ đỗ tốt nghiệp nhiều tỉnh phía Nam gần 99%. Cụ thể, tỷ lệ tốt nghiệp của tỉnh Bình Dương đạt 99,83%, Bến Tre là 99,06%, Bình Phước đạt 98,8%… Nhìn chung tỷ lệ đỗ tốt nghiệp năm nay cao hơn từ 1-2% so với năm trước.
“Mưa” điểm 10 và nhiều tỉnh/thành phố chạm “đỉnh”
Kỳ thi THPT quốc gia năm nay “xôn xao” bởi việc điểm 10 tăng cao khi có tới hơn 4.000 điểm (năm ngoái chỉ gần 100 điểm). Chỉ riêng hai tỉnh/thành phố như Hà Nội, TP.HCM có tới hàng nghìn điểm 10 xuất hiện.
Ngoài ra, nhiều tỉnh, thành phố đã công bố tỷ lệ đỗ tốt nghiệp cao, tăng hơn hẳn các năm trước khi đạt 98-99%.
Đơn cử, Phú Thọ có tỉ lệ đỗ tốt nghiệp 99,1%; Cao Bằng là 91,39%; Trong kỳ thi THPT quốc gia năm 2017, tỉnh Nam Định có tỷ lệ đỗ tốt nghiệp 99,53%. Cũng trong kỳ thi THPT quốc gia, tại Nam Định có đến 45/73 trường THPT, Trung tâm GDTX có số thí sinh đỗ tốt nghiệp 100%;
Hòa Bình có 96,94% thí sinh được công nhận tốt nghiệp THPT Quốc gia 2017; Thái Nguyên trên 96,5% học sinh tốt nghiệp;
Tỉ lệ đỗ tốt nghiệp nhiều tỉnh phía Nam gần 99%. Cụ thể, tỷ lệ tốt nghiệp của tỉnh Bình Dương đạt 99,83%, Bến Tre là 99,06%, Bình Phước đạt 98,8%… Nhìn chung tỷ lệ đỗ tốt nghiệp năm nay cao hơn từ 1-2% so với năm trước.
Tỉ lệ cao vì đề dễ hay thí sinh có “phao cứu sinh”
Thống kê của một trường đại học cho thấy, nếu chỉ tính điểm thi với mức điểm tốt nghiệp trung bình là 5 điểm thì tỉ lệ thí sinh tốt nghiệp của cả nước chỉ đạt hơn 58%.
Tuy nhiên với cách tính điểm xét tốt nghiệp dựa vào điểm học lớp 12 và điểm thi như hiện nay bắt đầu từ năm 2014 thì tỷ lệ tốt nghiệp tăng vọt trên 90%
Theo TS Lê Trường Tùng, Chủ tịch HĐQT Trường ĐH FPT, nếu không có “phao cứu sinh” này, thì tỉ lệ học sinh tốt nghiệp chưa tới 60%.
Khi sử dụng điểm học tập để xét tốt nghiệp, thí sinh thi chỉ cần bài thi không bị điểm liệt là đủ điểm để tốt nghiệp. Vì chỉ cần thí sinh được 4 điểm thi thì với 6 điểm học, công các điểm ưu tiên, khuyến khích là đủ tốt nghiệp.
Thậm chí là với điểm thi bằng 2 nhưng điểm học của thí sinh đó là 8 thì thí sinh vẫn có thể đủ tốt nghiệp.
Trong khi đó, với các bài thi hầu hết là theo phương thức trắc nghiệm như năm nay, theo lý thuyết thì thí sinh chỉ làm đủ bài cũng được từ 2-2,5 điểm
TS Trần Xuân Nhĩ, nguyên Thứ trưởng Bộ GD&ĐT cũng băn khoăn, việc duy trì thi THPT là cần thiết nhưng phải với một tỉ lệ hợp lí hơn. “Nếu hơn 90% tốt
nghiệp thì cần gì phải thi, như vậy sẽ gây lãng phí và vô ích”- Ông Nhĩ nhấn mạnh.
Theo GS Phạm Tất Dong, tỉ lệ tốt nghiệp THPT cao, liên tiếp giữ vững trong nhiều năm trở lại đây cũng phần nào thấy được tâm lý thành tích của xã hội. Bởi qua nhiều lần cải cách thi cử, phương thức ra đề thì tỉ lệ đỗ tốt nghiệp vẫn luôn cao. Vậy, có nên tiếp tục kỳ thi THPT quốc gia với mục đích xét công nhận tốt nghiệp THPT và làm căn cứ để xét tuyển ĐH,CĐ?
Còn theo TS Lê Viết Khuyến, nhìn vào những nước còn tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT, cũng ít nước nào có tỉ lệ đỗ tốt nghiệp cao như Việt Nam. Ở Pháp, tỉ lệ này chỉ khoảng 70%. Thực tế có một số nước trên thế giới đã bỏ kỳ thi tốt nghiệp THPT.
Theo https://www.tienphong.vn/giao-duc/tin-hot-giao-duc-diem-chuan-qua-cao-30-diem-van-truot-dai-hoc-1171946.tpo