Tìm kiếm Blog này

Thứ Tư, 26 tháng 12, 2018

Trong sử Việt có lẽ không có vị đế vương nào lại phải chịu tiếng oan ức như Triệu Vũ Đế. Oan không phải vì những gì Triệu Vũ Đế đã làm, mà vì các sử gia Việt mắt mờ, bị sử Tàu đánh tráo khái niệm, đánh tráo thời gian, biến một vị đế vương oai hùng đầu tiên của nước Nam người Việt thành một người Tàu xâm lược, thâm độc…
Những nỗi oan của một vị vua Việt mang tên Triệu Đà
(Ảnh minh họa: Trí Thức VN)

Nỗi oan thứ nhất: Triệu Đà là người phương Bắc

Sử ký Tư Mã Thiên chép: Vua Nam Việt họ Triệu tên là Đà người huyện Chân Định, trước làm quan úy. Thông tin thư tịch chỉ có vậy, thế mà không biết căn cứ vào đâu sách vở lại chú thích huyện Chân Định đời Tần “nay là” huyện Chính Định, Hà Bắc, Trung Quốc (?). Triệu Đà bị biến thành người nước Triệu thời Chiến Quốc, quê gốc Hà Bắc.
Tần Thủy Hoàng bản kỷ chép: Năm thứ 33 Thủy Hoàng đưa những người thường trốn tránh, những người ở rể và những người đi buôn đánh lấy đất Lục Lương, lập thành Quế Lâm, Tượng Quận, Nam Hải, cho những người bị đày đến đấy canh giữ. Ở phía Tây Bắc đánh đuổi Hung Nô từ Du Trung dọc theo sông Hoàng Hà đi về đông đến Âm Sơn tất cả 34 huyện, xây thành trên sông Hoàng Hà để làm giới hạn. Lại sai Mông Điềm vượt sông Hoàng Hà lấy đất Cao Khuyết, Đào Sơn, Bắc Giã xây đình và thành lũy ở đấy để đuổi người Nhung và đưa người bị đày đến đấy để ở và lần đầu những nơi này trở thành huyện.
Cùng năm Tần đánh Việt thì Mông Điềm mới vượt sông Hoàng Hà đánh Hung Nô và người Nhung, lập các huyện mới. Vậy đất Hà Bắc, tức là Bắc sông Hoàng Hà, tới lúc này mới lọt vào tay Tần, lấy đâu ra ông Triệu Đà người Hà Bắc lại cùng năm đó làm tướng Tần đánh Việt được?
Nam Việt Úy Đà liệt truyện chép: Bấy giờ nhà Tần đã chiếm cả thiên hạ, cướp lấy đất Dương Việt, đặt ra các quận Quế Lâm, Nam Hải và Tượng Quận. Như vậy thời kỳ này đất Giao Chỉ đã nằm trong đất nhà Tần. Huyện Chân Định hoàn toàn có thể nằm ở chính Giao Chỉ chứ không đâu xa. Sự thật thì huyện Chân Định thời Tần là ở đất Thái Bình ngày nay. Chân Định là tên cũ của huyện Kiến Xương, mãi tới thời Thành Thái (1889) mới đổi là huyện Trực Định phủ Kiến Xương tỉnh Thái Bình.
Những nỗi oan của một vị vua Việt mang tên Triệu Đà
Đền thờ Triệu Vũ Đế ở Đồng Xâm, Hồng Thái, Kiến Xương, Thái Bình.
(Ảnh qua asakicorp.com)
Huyện Kiến Xương nay còn di tích là đền Đồng Xâm tại xã Hồng Thái thờ Triệu Vũ Đế, là bằng chứng rõ ràng rằng Chân Định của Triệu Đà là ở đất Thái Bình chứ không hề ở Hà Bắc, Trung Quốc. Tại Đồng Xâm Triệu Vũ Đế lấy vợ là Hoàng hậu Trình Thị. Như vậy Triệu Đà là người Việt chính gốc, chứ chẳng phải Tần hay Triệu nào ở tận Bắc Hoàng Hà.

Nỗi oan thứ hai: Triệu Đà dẫn quân Tần xâm lược Việt

Nỗi oan giời thấu thứ hai là Triệu Đà bị coi là kẻ xâm lược, đã cầm đầu quân Tần đánh Việt. Gọi là oan vì lần tìm hết các thư tịch cũ đều không hề có sách nào cho biết Triệu Đà đã cầm đầu quân Tần. Chỉ có trong Hoài Nam Tử có đoạn: [Nhà Tần] sai Úy Đà Đồ Thư đem lâu thuyền xuống Nam đánh Bách Việt. Cụm từ “Úy Đà” ở đây bị hiểu thành Triệu Đà. Hóa thành Triệu Đà cùng Đồ Thư đã dẫn quân xuống phương Nam.
Úy Đà là chức vụ của tướng Đồ Thư, với nghĩa như Đô Úy, tức là tướng thống lĩnh quân đội. Úy Đà biến thành tên riêng Triệu Đà dẫn đến nỗi oan chữ nghĩa khó giải của Triệu Vũ Đế.
Nam Việt Úy Đà liệt truyện chỉ chép: Thời Tần, Đà được làm lệnh ở huyện Long Xuyên, thuộc quận Nam Hải. Nếu Triệu Đà là tướng cùng Đồ Thư dẫn mấy chục vạn quân đánh Việt thì sao lại chỉ được làm một huyện lệnh nhỏ nhoi ở Nam Hải?
Huyện Long Xuyên nay là Long Biên, nơi còn đình đền thờ Triệu Vũ Đế tại xã Xuân Quan (Văn Giang, Hưng Yên). Theo sự tích ở đình Xuân Quan thì Triệu Vũ Đế khi đi qua bến sông này đã thấy rồng bay lên nên sau nhân đó đặt tên là… Thăng Long. Đình Xuân Quan được xây trên hành cung cũ của Triệu Vũ Đế, có tên là điện Long Hưng.
Thiên Nam ngữ lục thì chép về Triệu Đà:
Hiệu xưng là Triệu Vũ Hoàng,
Chín lần xem trị bốn phương đẹp lòng.
Long Biên thành hiệu Thăng Long,
Vì xưa rồng dậy dưới sông Nhị Hà.
Triệu Vũ Đế lấy vợ ở đất Chân Định (Kiến Xương – Thái Bình), khởi nghĩa kháng Tần từ đất Long Biên (Thăng Long), hoàn toàn không phải kẻ xâm lược, dẫn quân Tần đánh Việt.

Nỗi oan thứ ba: Triệu Đà lừa lấy lẫy nỏ thần và diệt An Dương Vương

Triệu Đà bị coi là kẻ thâm độc, xâm lược nước ta vì truyền thuyết Việt kể Triệu Đà sau khi đánh An Dương Vương không được, phải giả vờ xin hòa, cho con là Trọng Thủy xin cưới công chúa Mỵ Châu của An Dương Vương và xin ở rể. Trọng Thủy nhân cơ hội đánh tráo lẫy nỏ thần của nước Âu Lạc, rồi tìm cách về nước, dẫn quân sang, đuổi An Dương Vương cùng đường mà phải chém Mỵ Châu và đi vào biển…
Một lần nữa các sử gia Việt đã lấy truyền thuyết ghép nối vào lịch sử, nhưng ghép theo kiểu râu ông nọ cắm cằm bà kia. Thư tịch Trung Hoa không hề có chỗ nào ghi Triệu Đà đánh An Dương Vương cả. Nam Việt Úy Đà liệt truyện chỉ ghi: Cao Hậu mất,… Đà nhân đó dùng uy lực uy hiếp nơi biên giới, đem đồ đạc của cải đút lót các nước Mân Việt, Tây Âu Lạc để bắt họ lệ thuộc mình.
Nếu Triệu Đà là người cầm quân Tần đánh Việt từ năm Tần Thủy Hoàng thứ 33 (214 TCN), lập ra quận huyện đầy đủ rồi, thì làm gì còn An Dương Vương và nước Âu Lạc nào sau đó nữa để mà Triệu Đà phải dụng tâm, khổ kể như vậy?
Các sử gia cho rằng Triệu Đà đã dùng phương sách “Hòa tập Bách Việt”, lấy vợ Việt, cho con trai mình lấy con gái vua Việt để dễ bề cai trị người Việt. Nhưng tất cả chỉ là chuyện kể trong truyền thuyết mà không có sử liệu nào cho biết rằng Triệu Đà đã đánh diệt An Dương Vương. Thậm chí truyền thuyết của người Choang ở Quảng Tây lại kể Trọng Thủy là hoàng tử của nước Tây Âu, cầm gươm “Hòa tập Bách Việt” sang nước Lạc Việt… Trọng Thủy ở đây không phải con của Triệu Đà.
Chuyện Trọng Thủy của nước Tây Âu đánh Lạc Việt đúng ra là chuyện Tần đánh Việt năm 257 TCN. Tây Âu ở đây là Tần. Trọng Thủy là con vua Tần. Nhà Tần còn mang họ Triệu như Tần Thủy Hoàng có tên Triệu Chính, lấy theo họ mẹ là Triệu Cơ. Sự trùng hợp này đã dẫn đến sự hiểu nhầm oan ức rằng Triệu Đà đã phái con sang do thám nước Việt và diệt An Dương Vương.
Bài thơ Khối tình con của Tản Đà nói đến chuyện Mỵ Châu – Trọng Thủy:
Một đôi kẻ Việt người Tần 
Nửa phần ân ái nửa phần oán thương.
Mỵ Châu là Việt thì Trọng Thủy là Tần, chứ không phải Triệu. Không phải Triệu Đà đã đánh An Dương Vương, mà là Tần Triệu đã thực hiện chính sách “hòa tập Bách Việt”, lập quận huyện ở trên đất Việt, di dời hàng vạn hộ dân xuống nơi đây.
Nỗi oan thứ tư: Triệu Đà trị vì 70 năm, thọ 121 tuổi

Chính vì “Hội nhà sử” ngày nay quá tin vào những chú dẫn “đểu” của sử Tàu mà không suy xét nên Triệu Đà mới thọ đến 121 tuổi, làm vua 70 năm (từ năm 207 TCN đến năm 137 TCN). Chỉ với tuổi thọ này cũng đủ thấy “nỗi oan” của Triệu Đà to như cái đình mà vẫn được các “học giả” tin sái cổ.
Khi đọc kỹ Sử ký Tư Mã Thiên sẽ thấy có 2 lần Triệu Đà xưng vương. Lần thứ nhất là vào năm Tần Nhị Thế thứ hai (207 TCN) Triệu Đà chiếm lại 3 quận mà Tần lập ra trên đất Việt trước đó (Quế Lâm, Tượng Quận, Nam Hải) và tự lập làm Nam Việt Vũ Vương. Lần thứ hai là sau khi Cao Hậu (Lữ Hậu) mất năm 180 TCN Đà uy hiếp Mân Việt và Tây Âu, tự tôn là Nam Việt Vũ Đế.
Theo vậy hóa ra Tây Âu Lạc thì không nằm trong 3 quận mà Tần đã chiếm (Quế Lâm, Tượng Quận, Nam Hải)? Điều này vô lý vì sách Hoài Nam tử cho biết: Trong 3 năm, [quân Tần] không cởi giáp dãn nỏ. Giám Lộc không có đường chở lương, lại lấy binh sĩ đào cừ cho thông đường lương để đánh nhau với người Việt. Giết được quân trưởng Tây Âu là Dịch Hu Tống. Quân trưởng Tây Âu là Dịch Hu Tống đã bị Giám Lộc, Đồ Thư giết thì sao mãi tới thời Tây Hán vẫn còn Tây Âu?
Tuổi thọ “xưa nay”… không có của Triệu Đà cùng với 2 lần xưng vương và sự vô lý về vị trí nước Tây Âu cho thấy, từ năm 207 TCN đến 137 TCN ít nhất phải có 2 nhân vật, cùng được gọi là Triệu Đà. Triệu Đà thứ nhất là người đã lãnh đạo nhân dân Việt kháng Tần, giành lại đất đai của người Việt mà Tần lập quận huyện trước đó vào năm Tần Nhị Thế thứ ba (207 TCN). Còn Triệu Đà thứ hai nổi lên sau sự kiện Lữ Hậu mất (180 TCN), “mua chuộc” Mân Việt và Tây Âu theo mình. Nói cách khác một Triệu Đà chống Tần, còn một Triệu Đà chống Hán.
Những nỗi oan của một vị vua Việt mang tên Triệu Đà
Cột nghi môn điện Long Hưng ở Xuân Quan, Văn Giang, Hưng Yên. (Ảnh qua asakicorp.com)
Câu đối ở điện Long Hưng, Xuân Quan nơi thờ Triệu Vũ Đế:
一指已無秦萬里開先閩貉絶
两立何難漢億年倡始帝王基
Hán Việt:
Nhất chỉ dĩ vô Tần, vạn lý khai tiên Mân Lạc tuyệt
Lưỡng lập hà nan Hán, ức niên xương thủy đế vương cơ.
Dịch:
Một vùng vắng bóng Tần, vạn dặm mở ra vời xa Mân Lạc
Hai ngôi sánh cùng Hán, ngàn năm gây nền vững vàng đế vương.
Triệu Đà thứ hai là cháu Triệu Đà thứ nhất và có “mồ mả cha mẹ” ở phương Bắc đúng như Sử ký đã chép. Triệu Đà thứ hai có tên… Triệu Hồ, bởi vì Triệu Hồ không phải Triệu Văn Đế như sử vẫn chép. Chứng cứ rõ ràng là ngôi mộ vua Triệu mới phát hiện ở Quảng Đông vào những năm 1980. Trong mộ có ghi tên Triệu Mạt (hay Muội) và ấn vàng Văn đế hành tỉ (文帝行璽 ), nhưng lại còn có ấn vàng Thái tử (泰子). Như vậy người được chôn ở trong mộ là Văn Đế nước Nam Việt nhưng không phải Triệu Hồ vì Triệu Hồ là hàng cháu của Triệu Đà, không thể có chức Thái tử.
Những nỗi oan của một vị vua Việt mang tên Triệu Đà
Ấn “Thái tử”, Ấn “Văn đế hành tỷ” ở mộ Triệu Muội tại Quảng Châu (Ảnh theo Nguyễn Lương).
Với bằng chứng khảo cổ và minh văn phát hiện trong mộ Triệu Văn Đế ở Quảng Đông thế thứ nhà Triệu Nam Việt trở nên rành mạch:
  • 207 TCN đến 180 TCN: Vũ Vương Triệu Đà
  • 180 TCN đến 137 TCN: Vũ Đế Triệu Hồ
  • 137 TCN đến 124 TCN: Văn Đế Triệu Muội
  • 124 TCN đến 113 TCN: Minh Vương Triệu Anh Tề
  • 113 TCN đến 112 TCN: Ai Vương Triệu Hưng
  • 112 TCN đến 111 TCN: Vệ Dương Vương Triệu Kiến Đức.
“Nỗi oan” 121 tuổi, 70 năm trị vì của Triệu Đà nay coi như được giải với 2 đời vua Triệu Vũ Hoàng kế tiếp nhau. Nhưng còn những nỗi oan vì sự vô lý của các sử gia đối với sử Việt thì chắc phải chờ thời gian soi xét…
Bài viết dẫn từ trang Bách Việt trùng cửu

Chủ Nhật, 16 tháng 12, 2018

Di dời 15.000 người khỏi kinh thành Huế: Phục hồi diện mạo uy nghi của cố đô

  22:31 | Chủ nhật, 16/12/2018 0
Quần thể di tích cố đô Huế đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới vào ngày 11.12.1993. Từ năm 1996, Thủ tướng Chính phủ có Quyết định 105/QĐ-TTg phê duyệt dự án quy hoạch bảo tồn và phát huy giá trị di tích cố đô Huế. Và, vào tháng 10 vừa qua, UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế tiếp tục xây dựng và báo cáo Chính phủ đề án di dời dân cư, giải phóng mặt bằng khu vực 1 hệ thống di tích kinh thành Huế.
    Theo đề án này, gần 15.000 người sẽ được di dời đến nơi ở mới, nhằm phục dựng kinh thành Huế như vốn có. Người Đô Thị có cuộc phỏng vấn TS. Phan Tiến Dũng - Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Thừa Thiên - Huế xung quanh đề án này.
    Nhìn lại hơn 20 năm qua (1996 - 2018), việc thực hiện quyết định của Thủ tướng đã được thành quả như thế nào so với mục tiêu ban đầu, và đến giờ cần phải thực hiện thêm những phần việc nào nữa, thưa ông?
    Chiến tranh và thiên nhiên khắc nghiệt đã làm cho nhiều khu di tích bị tàn phá và xuống cấp nghiêm trọng, toàn bộ khu vực Tử cấm thành gần như bị hư hại hoàn toàn. Khu vực Hoàng thành chỉ còn lại 80 công trình so với 147 công trình kiến trúc nguyên thủy. Khu vực Kinh thành chỉ còn 97 công trình trong tình trạng hư hỏng nặng trong tổng số 306 công trình, lăng vua Gia Long có 44 công trình hiện còn 20 công trình, lăng vua Minh Mạng có 40 công trình hiện còn 21 công trình, lăng vua Thiệu Trị có 40 công trình hiện còn 19 công trình, lăng vua Tự Đức có 40 công trình hiện còn 19 công trình...
    Từ khi có Quyết định số 105/QĐ-TTg ngày 12.2.1996 của Thủ tướng Chính phủ là cơ sở quan trọng để Thừa Thiên - Huế triển khai thực hiện chiến lược bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa trong suốt thời gian qua, đây cũng là nền tảng để Chính phủ tiếp tục ban hành Quyết định số 818/QĐ-TTg ngày 7.6.2010 phê duyệt dự án điều chỉnh quy hoạch, bảo tồn và phát huy giá trị di tích cố đô Huế giai đoạn 2010-2020.
    Quá trình triển khai quy hoạch đã thu được những kết quả rất lớn, diện mạo quần thể di tích cố đô Huế ngày càng có nhiều chuyển biến tích cực, đã vượt qua giai đoạn “cứu nguy khẩn cấp” để chuyển sang giai đoạn “ổn định và phát triển bền vững”.
    Với nguồn đầu tư trong nước và sự hỗ trợ của cộng đồng quốc tế, nhiều công trình đã được bảo tồn, trùng tu như: Ngọ Môn, điện Thái Hòa, các di tích trong Tử cấm thành, cụm di tích Thế Miếu, Hiển Lâm Các, cung Diên Thọ, cung Trường Sanh, hệ thống Trường lang (Tử cấm thành), lầu Tứ Phương Vô Sự, điện Long An (Bảo tàng Cổ vật cung đình Huế), Phu Văn Lâu, Nghênh Lương Đình, 10 cổng Kinh thành, cung An Định, các công trình tại lăng vua Gia Long, lăng vua Minh Mạng, lăng vua Thiệu Trị, lăng vua Tự Đức, lăng vua Đồng Khánh, lăng vua Dục Đức, một số công trình văn hóa như: đàn Nam Giao, Văn Miếu, điện Hòn Chén, lầu Tàng Thơ, hồ Học Hải, chùa Thiên Mụ...
    Song song với công cuộc bảo tồn trùng tu các di tích, công tác di dời giải tỏa tại các khu vực bảo vệ di tích cũng được tiến hành. 40 nhà máy, xí nghiệp, trường học và cơ quan trong khu vực Đại nội đã được di dời giải tỏa, hiện chỉ còn một xưởng sản xuất vật liệu truyền thống phục vụ trùng tu di tích và cũng đang thực hiện di chuyển theo kế hoạch đã được phê duyệt (có nhà máy như Dệt Phú Xuân với 2.500 công nhân sản xuất cũng được đưa ra khỏi Kinh thành).
    Trong thời gian hơn 20 năm qua đã tập trung di dời được 1.050 hộ dân ra khỏi khu vực 1 bảo vệ di tích như: các hộ ven sông Ngự Hà, khu vực Tôn Nhơn Phủ, một số hộ ở đàn Xã Tắc, lầu Tàng Thơ, khu vực Thượng thành và eo bầu mặt Nam Kinh thành, đàn Âm hồn... Từ năm 1996 đến nay, kinh phí dành cho công tác di dời giải tỏa tại khu vực 1 bảo vệ các di tích thuộc Kinh thành Huế gần 200 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ gần 10% so với tổng kinh phí dành cho công tác bảo tồn, trùng tu, tôn tạo di tích.
    Trên ảnh cho thấy tuyến phòng lộ và eo bầu Nam Chánh không có dân cư. Ảnh tư liệu Trung tâm Bảo tồn Di tích cố đô Huế
    Trong thời gian tới, tỉnh Thừa Thiên - Huế tập trung các nguồn lực trùng tu các công trình di tích đang xuống cấp nghiêm trọng và di dời dân cư, giải phóng mặt bằng khu vực 1 hệ thống di tích Kinh thành Huế. Việc giải tỏa dân cư cùng với quá trình bảo tồn khu di tích sẽ đảm bảo giá trị chân xác các công trình, nâng cao chất lượng các sản phẩm du lịch.
    Mới đây (cuối tháng 10), UBND tỉnh xây dựng và báo cáo Chính phủ đề án di dời dân cư, giải phóng mặt bằng khu vực 1 hệ thống di tích Kinh thành Huế. So với các mục tiêu đã thực hiện trong mấy mươi năm qua, đề án này đề ra những tham vọng gì?
    Hiện nay tại khu vực 1 di tích Kinh thành Huế, nhiều di tích xuống cấp và bị xâm hại bởi áp lực của sự gia tăng dân số. Theo số liệu thống kê, hiện khu vực này có hơn 4.200 hộ dân do các điều kiện lịch sử đang sinh sống trong khu vực di tích thuộc 4 phường Thành Nội là Thuận Thành, Thuận Hòa, Tây Lộc và Thuận Lộc cùng 3 phường bên ngoài là Phú Hòa, Phú Bình và Phú Nhuận. Do phải ở trong khu vực 1 của di tích Kinh thành tại: tường thành, eo bầu, hộ thành hào, hồ Tịnh Tâm, hồ Học Hải, Khâm Thiên Giám… nên nhà dân không được phép nâng cấp, xây dựng nhà ở; nhiều hộ dân sống trong những căn nhà tạm bợ, không đảm bảo an toàn kết cấu, vệ sinh môi trường. Điều này đã ảnh hưởng lớn đến sự an toàn trong mùa mưa bão, mỹ quan đô thị... mặt khác đã làm ảnh hưởng trực tiếp tiến độ kế hoạch bảo tồn, trùng tu, tôn tạo di tích và tác động xấu đến độ bền công trình. 
    Trước thực trạng này, tỉnh đã xây dựng đề án “Di dời dân cư, giải phóng mặt bằng khu vực 1 hệ thống di tích Kinh thành Huế”. Cuối tháng 10 qua, đề án này đã được Thủ tướng và các bộ, ban ngành thống nhất cao, đồng ý cho triển khai. Khi triển khai đồng bộ, đời sống người dân sẽ được nâng cao và các giá trị di tích cố đô Huế sẽ được đảm bảo. Đề án cũng sẽ tăng cường quỹ kiến trúc đô thị Huế, tiếp tục kiến tạo các yếu tố không gian cảnh quan và diện mạo uy nghi của một cố đô mẫu mực, cuộc sống của gần 15.000 dân sẽ ổn định; tạo ra các sản phẩm du lịch mới lạ, hấp dẫn phục vụ nhu cầu của du khách trong và ngoài nước; nguồn thu từ bán vé và dịch vụ du lịch sẽ được tích lũy, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
    Đề án này sẽ ảnh hưởng thế nào đến đời sống người dân, có tổng kinh phí là bao nhiêu và dự kiến sẽ thực hiện như thế nào, thưa ông?
    Đề án sẽ thực hiện từ năm 2019 cho đến 2025 với số lượng di dời khoảng 4.200 hộ dân. Tổng kinh phí ước tính 2.735 tỷ đồng, trong đó, giai đoạn 1 (2019 - 2021) sẽ di dời 2.938 hộ, kinh phí di dời giải phóng mặt bằng khoảng 1.880 tỷ đồng. Giai đoạn 2 (2022 - 2025) di dời 1.263 hộ, tổng kinh phí khoảng 855 tỷ đồng. Kinh phí đầu tư xây dựng khu tái định cư giai đoạn 1 khoảng 946 tỷ đồng và giai đoạn 2 khoảng 416 tỷ đồng, nguồn này sẽ được trích từ ngân sách địa phương, từ nguồn thu bán vé tham quan di tích, dịch vụ du lịch và các nguồn huy động hợp pháp khác.
    Rõ ràng, trong giai đoạn đầu sẽ có nhiều khó khăn trong bố trí kinh phí quỹ đất tái định cư, đặc biệt là chuyển đổi việc làm, sinh kế của hàng ngàn người. Tuy nhiên, sau khi triển khai sẽ giúp các hộ dân có cuộc sống ổn định, đảm bảo an cư lạc nghiệp, bởi hầu hết các hộ dân đều thuộc diện khó khăn, hàng chục năm họ sống trong tình trạng lo âu, luôn mong muốn được hỗ trợ di dời đến chỗ ở tốt.
    Được biết, về kinh phí thực hiện đề án, tỉnh Thừa Thiên - Huế đưa ra phương án vừa dùng ngân sách nhà nước, vừa thực hiện xã hội hóa. Thưa ông, bài toán xã hội hóa được dự định thực hiện như thế nào? Có dư luận cho rằng, việc xã hội hóa nguồn kinh phí, có nguy cơ dẫn đến việc địa phương phải nhượng bộ các quyền lợi kinh tế cho các nhà đầu tư, ảnh hưởng đến quá trình khai thác và gìn giữ các giá trị di sản? 
    Di sản văn hóa là viên ngọc quý mà đất nước ta đang đóng góp vào kho báu của nhân loại, việc giữ gìn giá trị này đang cần sự chung tay góp sức của cả cộng đồng. Các địa phương dù giàu có đến mấy cũng khó có đủ khả năng đáp ứng nhu cầu này, vì cách đây hơn 200 năm nguồn lực này phải huy động cả quốc gia để xây dựng nên, việc trùng tu bây giờ cũng phải huy động từ nhiều nguồn lực quốc gia. Việc đầu tư kinh phí lớn sẽ tạo ra nhiều cơ hội, nhiều công trình được bảo tồn, đẩy nhanh tiến độ thực hiện đề án, người dân sớm ổn định cuộc sống.
    Bên cạnh đó, sự tham gia của xã hội sẽ tạo môi trường kinh doanh năng động, nhiều sản phẩm mới được khai thác. 
    Lô cốt từ thời chiến ngay sát cửa An Hòa (phía Bắc). Ảnh tư liệu của tạp chí Kiến trúc
    Ở Thừa Thiên - Huế từ trước đến nay, việc giải tỏa di tích đều được tiến hành cẩn trọng, được sự đồng thuận của người dân, nên theo tôi, tỉnh sẽ không có tình trạng nhượng bộ quyền lợi kinh tế cho các nhà đầu tư mà ảnh hưởng đến quyền lợi cộng đồng, mọi việc phải tuân theo pháp luật.
    Việc tuyên truyền, huy động, sử dụng các nguồn lực xã hội hóa được tiến hành dân chủ, công khai, minh bạch, tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân, các tổ chức, cá nhân tham gia bảo vệ, tu bổ, tôn tạo và khai thác di tích cố đô. Các di tích được tu bổ, tôn tạo, khai thác bằng nguồn xã hội hóa luôn thực hiện theo đúng quy định của pháp luật; bảo vệ, giữ gìn tối đa được yếu tố gốc; nâng cao tính bền vững, sự tồn tại lâu dài của di tích.
    Bên cạnh đó, có sự hỗ trợ nguồn lực từ trung ương cũng như cần có những chính sách, cơ chế đặc thù sẽ thúc đẩy đề án triển khai có kết quả nhanh hơn. Theo tôi, chúng ta đã có những vùng kinh tế trọng điểm thì về văn hóa cũng cần có những vùng trọng điểm để ưu tiên trùng tu.
    Ông có thể cho biết, sau khi thực hiện xong đề án này, diện mạo Kinh thành Huế sẽ ra sao? Và địa phương có phương án khai thác hiệu quả về mặt kinh tế như thế nào? 
    Đề án sau khi thực hiện xong sẽ tạo ra sự hoàn chỉnh cả về kiến trúc truyền thống và cả đô thị văn minh. Đối với các công trình di tích thuộc khu vực Kinh thành Huế, sau khi di dời dân cư thì triển khai công tác bảo tồn, trùng tu, tôn tạo hoặc phục hồi theo các yếu tố gốc trên cơ sở khai thác các tư liệu lịch sử và kết quả khảo cổ học. 
    Những năm tới sẽ tổ chức dịch vụ khai thác tuyến du lịch Thượng thành và tham quan đời sống người dân Thành Nội: trước mắt tổ chức trưng bày toàn bộ tuyến Thượng thành như một hệ thống phòng thủ kiên cố thời quân chủ, các chứng tích chiến tranh. Điểm nhấn là Quan Tượng đài (Nam Đài) ở góc Tây Nam Thượng thành, nơi có thể trưng bày, giới thiệu về cơ quan đặc biệt này (là trung tâm dự báo khí tượng thủy văn, xem ngày tốt xấu... của Khâm Thiên Giám trước đây).
    Tổ chức các tour du lịch theo tuyến phòng lộ và tuyến đường thủy. Trong Đề án cũng sẽ trả lại diện mạo cho Quốc Tử Giám - trường đại học tại Kinh đô Huế để làm nơi trưng bày và tái hiện không gian học tập dưới triều Nguyễn.
    Xây nhà ở thượng thành có cả cầu thang đi lên - đường Ông Ích Khiêm, khu vực Đông Nam giữa cửa Thượng Tứ và cửa Đông Ba. Ảnh tư liệu của tạp chí Kiến trúc
    Việc bảo tồn tu bổ, phục hồi và tôn tạo di tích đàn Xã Tắc nhằm phục dựng lễ tế Xã Tắc hàng năm, góp phần cải thiện cảnh quan môi trường và phục hồi nghi lễ quốc gia cho cộng đồng cùng tham gia, thêm một điểm tham quan du lịch hấp dẫn trong khu vực Kinh thành. Ngoài ra, di tích hồ Tịnh Tâm, hồ Học Hải và các công trình kiến trúc được bố trí bên trong là một trong những địa điểm danh thắng tiêu biểu của Huế và nơi hình thành Thư viện Hoàng Cung, các khu vực sẽ được tiếp tục hình thành như: Ngự Y, các khu vườn ngự cũng sẽ dần phục hồi. Việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng đầy đủ sẽ tạo nền tảng để phát huy một số hoạt động nghi lễ hoàng gia triều Nguyễn...
    Một số mặt nước, các khoảng không gian cây xanh mà tỉnh đã kiên quyết giữ gìn hàng chục năm qua sẽ được ưu tiên, chỉnh trang cải tạo, đây là những chuẩn mực quan trọng trong đời sống đô thị Huế. Việc giữ gìn các giá trị này sẽ là nơi nghỉ dưỡng lý tưởng và là điểm tham quan hấp dẫn; nhiều không gian văn hóa làng nghề, ẩm thực sẽ góp phần tạo ra những sản phẩm trong quá trình phát triển du lịch và trong các kỳ tổ chức Festival.
    Để Đề án “Di dời dân cư, giải phóng mặt bằng khu vực 1 hệ thống di tích Kinh Thành Huế” thành công, phải có sự đồng thuận của toàn xã hội, quyết tâm của cả hệ thống cấp ủy, chính quyền, đồng thời rất cần sự hỗ trợ mạnh mẽ nguồn lực từ Chính phủ... 
    Duy Thông thực hiện

    Di dời 15.000 người khỏi kinh thành Huế: Phục hồi diện mạo uy nghi của cố đô

      22:31 | Chủ nhật, 16/12/2018 0
    Quần thể di tích cố đô Huế đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới vào ngày 11.12.1993. Từ năm 1996, Thủ tướng Chính phủ có Quyết định 105/QĐ-TTg phê duyệt dự án quy hoạch bảo tồn và phát huy giá trị di tích cố đô Huế. Và, vào tháng 10 vừa qua, UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế tiếp tục xây dựng và báo cáo Chính phủ đề án di dời dân cư, giải phóng mặt bằng khu vực 1 hệ thống di tích kinh thành Huế.
      Theo đề án này, gần 15.000 người sẽ được di dời đến nơi ở mới, nhằm phục dựng kinh thành Huế như vốn có. Người Đô Thị có cuộc phỏng vấn TS. Phan Tiến Dũng - Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Thừa Thiên - Huế xung quanh đề án này.
      Nhìn lại hơn 20 năm qua (1996 - 2018), việc thực hiện quyết định của Thủ tướng đã được thành quả như thế nào so với mục tiêu ban đầu, và đến giờ cần phải thực hiện thêm những phần việc nào nữa, thưa ông?
      Chiến tranh và thiên nhiên khắc nghiệt đã làm cho nhiều khu di tích bị tàn phá và xuống cấp nghiêm trọng, toàn bộ khu vực Tử cấm thành gần như bị hư hại hoàn toàn. Khu vực Hoàng thành chỉ còn lại 80 công trình so với 147 công trình kiến trúc nguyên thủy. Khu vực Kinh thành chỉ còn 97 công trình trong tình trạng hư hỏng nặng trong tổng số 306 công trình, lăng vua Gia Long có 44 công trình hiện còn 20 công trình, lăng vua Minh Mạng có 40 công trình hiện còn 21 công trình, lăng vua Thiệu Trị có 40 công trình hiện còn 19 công trình, lăng vua Tự Đức có 40 công trình hiện còn 19 công trình...
      Từ khi có Quyết định số 105/QĐ-TTg ngày 12.2.1996 của Thủ tướng Chính phủ là cơ sở quan trọng để Thừa Thiên - Huế triển khai thực hiện chiến lược bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa trong suốt thời gian qua, đây cũng là nền tảng để Chính phủ tiếp tục ban hành Quyết định số 818/QĐ-TTg ngày 7.6.2010 phê duyệt dự án điều chỉnh quy hoạch, bảo tồn và phát huy giá trị di tích cố đô Huế giai đoạn 2010-2020.
      Quá trình triển khai quy hoạch đã thu được những kết quả rất lớn, diện mạo quần thể di tích cố đô Huế ngày càng có nhiều chuyển biến tích cực, đã vượt qua giai đoạn “cứu nguy khẩn cấp” để chuyển sang giai đoạn “ổn định và phát triển bền vững”.
      Với nguồn đầu tư trong nước và sự hỗ trợ của cộng đồng quốc tế, nhiều công trình đã được bảo tồn, trùng tu như: Ngọ Môn, điện Thái Hòa, các di tích trong Tử cấm thành, cụm di tích Thế Miếu, Hiển Lâm Các, cung Diên Thọ, cung Trường Sanh, hệ thống Trường lang (Tử cấm thành), lầu Tứ Phương Vô Sự, điện Long An (Bảo tàng Cổ vật cung đình Huế), Phu Văn Lâu, Nghênh Lương Đình, 10 cổng Kinh thành, cung An Định, các công trình tại lăng vua Gia Long, lăng vua Minh Mạng, lăng vua Thiệu Trị, lăng vua Tự Đức, lăng vua Đồng Khánh, lăng vua Dục Đức, một số công trình văn hóa như: đàn Nam Giao, Văn Miếu, điện Hòn Chén, lầu Tàng Thơ, hồ Học Hải, chùa Thiên Mụ...
      Song song với công cuộc bảo tồn trùng tu các di tích, công tác di dời giải tỏa tại các khu vực bảo vệ di tích cũng được tiến hành. 40 nhà máy, xí nghiệp, trường học và cơ quan trong khu vực Đại nội đã được di dời giải tỏa, hiện chỉ còn một xưởng sản xuất vật liệu truyền thống phục vụ trùng tu di tích và cũng đang thực hiện di chuyển theo kế hoạch đã được phê duyệt (có nhà máy như Dệt Phú Xuân với 2.500 công nhân sản xuất cũng được đưa ra khỏi Kinh thành).
      Trong thời gian hơn 20 năm qua đã tập trung di dời được 1.050 hộ dân ra khỏi khu vực 1 bảo vệ di tích như: các hộ ven sông Ngự Hà, khu vực Tôn Nhơn Phủ, một số hộ ở đàn Xã Tắc, lầu Tàng Thơ, khu vực Thượng thành và eo bầu mặt Nam Kinh thành, đàn Âm hồn... Từ năm 1996 đến nay, kinh phí dành cho công tác di dời giải tỏa tại khu vực 1 bảo vệ các di tích thuộc Kinh thành Huế gần 200 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ gần 10% so với tổng kinh phí dành cho công tác bảo tồn, trùng tu, tôn tạo di tích.
      Trên ảnh cho thấy tuyến phòng lộ và eo bầu Nam Chánh không có dân cư. Ảnh tư liệu Trung tâm Bảo tồn Di tích cố đô Huế
      Trong thời gian tới, tỉnh Thừa Thiên - Huế tập trung các nguồn lực trùng tu các công trình di tích đang xuống cấp nghiêm trọng và di dời dân cư, giải phóng mặt bằng khu vực 1 hệ thống di tích Kinh thành Huế. Việc giải tỏa dân cư cùng với quá trình bảo tồn khu di tích sẽ đảm bảo giá trị chân xác các công trình, nâng cao chất lượng các sản phẩm du lịch.
      Mới đây (cuối tháng 10), UBND tỉnh xây dựng và báo cáo Chính phủ đề án di dời dân cư, giải phóng mặt bằng khu vực 1 hệ thống di tích Kinh thành Huế. So với các mục tiêu đã thực hiện trong mấy mươi năm qua, đề án này đề ra những tham vọng gì?
      Hiện nay tại khu vực 1 di tích Kinh thành Huế, nhiều di tích xuống cấp và bị xâm hại bởi áp lực của sự gia tăng dân số. Theo số liệu thống kê, hiện khu vực này có hơn 4.200 hộ dân do các điều kiện lịch sử đang sinh sống trong khu vực di tích thuộc 4 phường Thành Nội là Thuận Thành, Thuận Hòa, Tây Lộc và Thuận Lộc cùng 3 phường bên ngoài là Phú Hòa, Phú Bình và Phú Nhuận. Do phải ở trong khu vực 1 của di tích Kinh thành tại: tường thành, eo bầu, hộ thành hào, hồ Tịnh Tâm, hồ Học Hải, Khâm Thiên Giám… nên nhà dân không được phép nâng cấp, xây dựng nhà ở; nhiều hộ dân sống trong những căn nhà tạm bợ, không đảm bảo an toàn kết cấu, vệ sinh môi trường. Điều này đã ảnh hưởng lớn đến sự an toàn trong mùa mưa bão, mỹ quan đô thị... mặt khác đã làm ảnh hưởng trực tiếp tiến độ kế hoạch bảo tồn, trùng tu, tôn tạo di tích và tác động xấu đến độ bền công trình. 
      Trước thực trạng này, tỉnh đã xây dựng đề án “Di dời dân cư, giải phóng mặt bằng khu vực 1 hệ thống di tích Kinh thành Huế”. Cuối tháng 10 qua, đề án này đã được Thủ tướng và các bộ, ban ngành thống nhất cao, đồng ý cho triển khai. Khi triển khai đồng bộ, đời sống người dân sẽ được nâng cao và các giá trị di tích cố đô Huế sẽ được đảm bảo. Đề án cũng sẽ tăng cường quỹ kiến trúc đô thị Huế, tiếp tục kiến tạo các yếu tố không gian cảnh quan và diện mạo uy nghi của một cố đô mẫu mực, cuộc sống của gần 15.000 dân sẽ ổn định; tạo ra các sản phẩm du lịch mới lạ, hấp dẫn phục vụ nhu cầu của du khách trong và ngoài nước; nguồn thu từ bán vé và dịch vụ du lịch sẽ được tích lũy, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
      Đề án này sẽ ảnh hưởng thế nào đến đời sống người dân, có tổng kinh phí là bao nhiêu và dự kiến sẽ thực hiện như thế nào, thưa ông?
      Đề án sẽ thực hiện từ năm 2019 cho đến 2025 với số lượng di dời khoảng 4.200 hộ dân. Tổng kinh phí ước tính 2.735 tỷ đồng, trong đó, giai đoạn 1 (2019 - 2021) sẽ di dời 2.938 hộ, kinh phí di dời giải phóng mặt bằng khoảng 1.880 tỷ đồng. Giai đoạn 2 (2022 - 2025) di dời 1.263 hộ, tổng kinh phí khoảng 855 tỷ đồng. Kinh phí đầu tư xây dựng khu tái định cư giai đoạn 1 khoảng 946 tỷ đồng và giai đoạn 2 khoảng 416 tỷ đồng, nguồn này sẽ được trích từ ngân sách địa phương, từ nguồn thu bán vé tham quan di tích, dịch vụ du lịch và các nguồn huy động hợp pháp khác.
      Rõ ràng, trong giai đoạn đầu sẽ có nhiều khó khăn trong bố trí kinh phí quỹ đất tái định cư, đặc biệt là chuyển đổi việc làm, sinh kế của hàng ngàn người. Tuy nhiên, sau khi triển khai sẽ giúp các hộ dân có cuộc sống ổn định, đảm bảo an cư lạc nghiệp, bởi hầu hết các hộ dân đều thuộc diện khó khăn, hàng chục năm họ sống trong tình trạng lo âu, luôn mong muốn được hỗ trợ di dời đến chỗ ở tốt.
      Được biết, về kinh phí thực hiện đề án, tỉnh Thừa Thiên - Huế đưa ra phương án vừa dùng ngân sách nhà nước, vừa thực hiện xã hội hóa. Thưa ông, bài toán xã hội hóa được dự định thực hiện như thế nào? Có dư luận cho rằng, việc xã hội hóa nguồn kinh phí, có nguy cơ dẫn đến việc địa phương phải nhượng bộ các quyền lợi kinh tế cho các nhà đầu tư, ảnh hưởng đến quá trình khai thác và gìn giữ các giá trị di sản? 
      Di sản văn hóa là viên ngọc quý mà đất nước ta đang đóng góp vào kho báu của nhân loại, việc giữ gìn giá trị này đang cần sự chung tay góp sức của cả cộng đồng. Các địa phương dù giàu có đến mấy cũng khó có đủ khả năng đáp ứng nhu cầu này, vì cách đây hơn 200 năm nguồn lực này phải huy động cả quốc gia để xây dựng nên, việc trùng tu bây giờ cũng phải huy động từ nhiều nguồn lực quốc gia. Việc đầu tư kinh phí lớn sẽ tạo ra nhiều cơ hội, nhiều công trình được bảo tồn, đẩy nhanh tiến độ thực hiện đề án, người dân sớm ổn định cuộc sống.
      Bên cạnh đó, sự tham gia của xã hội sẽ tạo môi trường kinh doanh năng động, nhiều sản phẩm mới được khai thác. 
      Lô cốt từ thời chiến ngay sát cửa An Hòa (phía Bắc). Ảnh tư liệu của tạp chí Kiến trúc
      Ở Thừa Thiên - Huế từ trước đến nay, việc giải tỏa di tích đều được tiến hành cẩn trọng, được sự đồng thuận của người dân, nên theo tôi, tỉnh sẽ không có tình trạng nhượng bộ quyền lợi kinh tế cho các nhà đầu tư mà ảnh hưởng đến quyền lợi cộng đồng, mọi việc phải tuân theo pháp luật.
      Việc tuyên truyền, huy động, sử dụng các nguồn lực xã hội hóa được tiến hành dân chủ, công khai, minh bạch, tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân, các tổ chức, cá nhân tham gia bảo vệ, tu bổ, tôn tạo và khai thác di tích cố đô. Các di tích được tu bổ, tôn tạo, khai thác bằng nguồn xã hội hóa luôn thực hiện theo đúng quy định của pháp luật; bảo vệ, giữ gìn tối đa được yếu tố gốc; nâng cao tính bền vững, sự tồn tại lâu dài của di tích.
      Bên cạnh đó, có sự hỗ trợ nguồn lực từ trung ương cũng như cần có những chính sách, cơ chế đặc thù sẽ thúc đẩy đề án triển khai có kết quả nhanh hơn. Theo tôi, chúng ta đã có những vùng kinh tế trọng điểm thì về văn hóa cũng cần có những vùng trọng điểm để ưu tiên trùng tu.
      Ông có thể cho biết, sau khi thực hiện xong đề án này, diện mạo Kinh thành Huế sẽ ra sao? Và địa phương có phương án khai thác hiệu quả về mặt kinh tế như thế nào? 
      Đề án sau khi thực hiện xong sẽ tạo ra sự hoàn chỉnh cả về kiến trúc truyền thống và cả đô thị văn minh. Đối với các công trình di tích thuộc khu vực Kinh thành Huế, sau khi di dời dân cư thì triển khai công tác bảo tồn, trùng tu, tôn tạo hoặc phục hồi theo các yếu tố gốc trên cơ sở khai thác các tư liệu lịch sử và kết quả khảo cổ học. 
      Những năm tới sẽ tổ chức dịch vụ khai thác tuyến du lịch Thượng thành và tham quan đời sống người dân Thành Nội: trước mắt tổ chức trưng bày toàn bộ tuyến Thượng thành như một hệ thống phòng thủ kiên cố thời quân chủ, các chứng tích chiến tranh. Điểm nhấn là Quan Tượng đài (Nam Đài) ở góc Tây Nam Thượng thành, nơi có thể trưng bày, giới thiệu về cơ quan đặc biệt này (là trung tâm dự báo khí tượng thủy văn, xem ngày tốt xấu... của Khâm Thiên Giám trước đây).
      Tổ chức các tour du lịch theo tuyến phòng lộ và tuyến đường thủy. Trong Đề án cũng sẽ trả lại diện mạo cho Quốc Tử Giám - trường đại học tại Kinh đô Huế để làm nơi trưng bày và tái hiện không gian học tập dưới triều Nguyễn.
      Xây nhà ở thượng thành có cả cầu thang đi lên - đường Ông Ích Khiêm, khu vực Đông Nam giữa cửa Thượng Tứ và cửa Đông Ba. Ảnh tư liệu của tạp chí Kiến trúc
      Việc bảo tồn tu bổ, phục hồi và tôn tạo di tích đàn Xã Tắc nhằm phục dựng lễ tế Xã Tắc hàng năm, góp phần cải thiện cảnh quan môi trường và phục hồi nghi lễ quốc gia cho cộng đồng cùng tham gia, thêm một điểm tham quan du lịch hấp dẫn trong khu vực Kinh thành. Ngoài ra, di tích hồ Tịnh Tâm, hồ Học Hải và các công trình kiến trúc được bố trí bên trong là một trong những địa điểm danh thắng tiêu biểu của Huế và nơi hình thành Thư viện Hoàng Cung, các khu vực sẽ được tiếp tục hình thành như: Ngự Y, các khu vườn ngự cũng sẽ dần phục hồi. Việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng đầy đủ sẽ tạo nền tảng để phát huy một số hoạt động nghi lễ hoàng gia triều Nguyễn...
      Một số mặt nước, các khoảng không gian cây xanh mà tỉnh đã kiên quyết giữ gìn hàng chục năm qua sẽ được ưu tiên, chỉnh trang cải tạo, đây là những chuẩn mực quan trọng trong đời sống đô thị Huế. Việc giữ gìn các giá trị này sẽ là nơi nghỉ dưỡng lý tưởng và là điểm tham quan hấp dẫn; nhiều không gian văn hóa làng nghề, ẩm thực sẽ góp phần tạo ra những sản phẩm trong quá trình phát triển du lịch và trong các kỳ tổ chức Festival.
      Để Đề án “Di dời dân cư, giải phóng mặt bằng khu vực 1 hệ thống di tích Kinh Thành Huế” thành công, phải có sự đồng thuận của toàn xã hội, quyết tâm của cả hệ thống cấp ủy, chính quyền, đồng thời rất cần sự hỗ trợ mạnh mẽ nguồn lực từ Chính phủ... 
      Duy Thông thực hiện

      Thứ Hai, 26 tháng 11, 2018

      Sài Gòn xuất hiện “suối nước” sau cơn mưa “tối tăm mặt mũi”

       

      Sài Gòn xuất hiện “suối nước” sau cơn mưa “tối tăm mặt mũi”

      Chủ Nhật, ngày 26/11/2018 21:00 PM (GMT+7)
      Sự kiện: 

      Bão số 9

      Cơn mưa như trút nước đổ xuống Sài Gòn khiến hàng loạt khu vực bị ngập sâu, nhiều tuyến đường nước chảy như suối.

      Chia sẻ trên Fanpage Chia sẻ bài viết này trên trên Facebook Chia sẻ bài viết này trên trên G+
      Clip: Đường phố Sài Gòn nước chảy như suối sau cơn mưa trút nước
      Chiều tối 25/11, trên địa bàn TP.HCM xảy ra mưa lớn do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đớisau khi bão số 9 tan khiến nhiều tuyến đường bị ngập nặng. Tại khu vực đường Võ Văn Ngân (quận Thủ Đức) nước chảy “như suối”. Theo người dân địa phương, con đường này có độ dốc cao nên mỗi khi mưa, nước chảy rất mạnh, xiết và đã có nhiều người bị nước cuốn trôi trên đường, may mắn không ai bị thương

      Tân Sơn Nhất: Bên ngoài sóng nước cuồn cuộn, bên trong nghìn người vạ vật qua đêm

      Tân Sơn Nhất: Bên ngoài sóng nước cuồn cuộn, bên trong nghìn người vạ vật qua đêm

      Thứ Hai, ngày 26/11/2018 07:19 AM (GMT+7)
      Sự kiện: 

      Bão số 9

      Tin bão

      Hàng trăm người ngồi, nằm vật vạ ở sân bay Tân Sơn Nhất nhiều giờ, mệt mỏi khi nhiều chuyến bay bị trễ. Trong khi đó, nhiều tuyến đường bên ngoài sân bay sóng nước đánh cuồn cuộn.

      Chia sẻ trên Fanpage Chia sẻ bài viết này trên trên Facebook Chia sẻ bài viết này trên trên G+
      Clip: Sân bay Tân Sơn Nhất bị nước bủa vây, người dân ngủ vạ vật trong sảnh chờ
      Tân Sơn Nhất: Bên ngoài sóng nước cuồn cuộn, bên trong nghìn người vạ vật qua đêm - 1
      Chiều và tối 25/11, hàng loạt chuyến bay tại sân bay Tân Sơn Nhất (TP.HCM) đi Đà Nẵng,  Hà Nội, Hải Phòng… bị trễ nhiều giờ khiến hành khách ngồi, nằm vật vờ trong sảnh chờ.
      Tân Sơn Nhất: Bên ngoài sóng nước cuồn cuộn, bên trong nghìn người vạ vật qua đêm - 2
      Nhiều người tỏ ra mệt mỏi khi thời gian chờ đợi chuyến bay quá lâu. Trong khi đó các chuyến bay từ Hà Nội đi TP.HCM, Hải Phòng đi TP.HCM phải hạ cánh xuống sân bay Đà Nẵng và Cần Thơ.
      Tân Sơn Nhất: Bên ngoài sóng nước cuồn cuộn, bên trong nghìn người vạ vật qua đêm - 3
      Tân Sơn Nhất: Bên ngoài sóng nước cuồn cuộn, bên trong nghìn người vạ vật qua đêm - 4
      Tân Sơn Nhất: Bên ngoài sóng nước cuồn cuộn, bên trong nghìn người vạ vật qua đêm - 5
      Tân Sơn Nhất: Bên ngoài sóng nước cuồn cuộn, bên trong nghìn người vạ vật qua đêm - 6
      Đến 23h, mưa gió kéo dài nên rất nhiều chuyến bay bị delay và huỷ chuyến vì điều kiện thời tiết không thể thực hiện đổi giờ bay vào sáng ngày mai. Nhiều hành khách vì quá mệt mỏi vì khoảng thời gian chờ đợi quá lâu nên đã nằm chợp mắt vạ vật khắp khuôn viên khu vực chờ bay.
      Tân Sơn Nhất: Bên ngoài sóng nước cuồn cuộn, bên trong nghìn người vạ vật qua đêm - 7
      Chị Nguyễn Thu Trang bay đi Vinh trên chuyến bay VN1268 đã bị đổi sang giờ bay mới vào 6h30 sáng ngày mai đã quyết định ngủ lại sân bay luôn, không về khách sạn nữa, vì sợ Sài Gòn mưa to, tắc đường mai lại không ra kịp giờ bay.
      Tân Sơn Nhất: Bên ngoài sóng nước cuồn cuộn, bên trong nghìn người vạ vật qua đêm - 8
      Nguyên nhân của việc nhiều chuyến bay bị trễ chuyến khiến hành khách phải chờ hàng giờ là do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới từ suy bão số 9 dẫn đến thời tiết xấu. Trong ảnh là đường Bạch Đằng, quận Tân Bình giáp với sân bay Tân Sơn Nhất nước ngập mênh mông.
      Tân Sơn Nhất: Bên ngoài sóng nước cuồn cuộn, bên trong nghìn người vạ vật qua đêm - 9
      Sóng nước cuồn cuộn trên đường. Ghi nhận vào tối 25/11, rất nhiều người phải lội bộ trong nước ngập để vào sân bay.
      Tân Sơn Nhất: Bên ngoài sóng nước cuồn cuộn, bên trong nghìn người vạ vật qua đêm - 10
      Đường Bạch Đặng ngập như sông. “Từ trước giờ đường này có ngập khủng khiếp như vậy đâu. Ngập từ chiều đến tối nước cũng không rút, trong khi đó mưa đang trút xuống tối tăm mặt mũi”, Nguyễn Thị Thủy (ngụ quận Tân Bình) nói.
      Tân Sơn Nhất: Bên ngoài sóng nước cuồn cuộn, bên trong nghìn người vạ vật qua đêm - 11
      Người tham gia giao thông sợ phương tiện chết máy nên phóng xe với tốc độ cao trong “biển nước”
      Tân Sơn Nhất: Bên ngoài sóng nước cuồn cuộn, bên trong nghìn người vạ vật qua đêm - 12
      Việc đi lại của người dân ở khu vực cửa ngõ sân bay Tân Sơn Nhất gặp nhiều khó khăn do nước bủa vây khắp nơi
      Tân Sơn Nhất: Bên ngoài sóng nước cuồn cuộn, bên trong nghìn người vạ vật qua đêm - 13
      Ghi nhận, mọi sinh hoạt đều đảo lộn. Việc kinh doanh của các hộ dân ở khu vực cửa ngõ Tân Sơn Nhất hầu như bị “đóng băng”.
      Tân Sơn Nhất: Bên ngoài sóng nước cuồn cuộn, bên trong nghìn người vạ vật qua đêm - 14
       Đường Trường Sơn (quận Tân Bình) một trong những tuyến đường chính ra vào sân bay Tân Sơn Nhất nước ngập như sông.
      Tân Sơn Nhất: Bên ngoài sóng nước cuồn cuộn, bên trong nghìn người vạ vật qua đêm - 15
      “Mưa gió thế này máy bay không hoãn chuyến mới lạ. Mưa từ chiều đến tối vẫn còn mưa và giờ vẫn đang mưa rất to. Tôi chạy xe máy từ quận Tân Phú về quận Tân Bình bình thường đi khoang 10 phút nhưng nay phải đi 4 giờ. Mà có chạy được đâu, toàn dắt bộ xe vì đa phần các tuyến đường đều thành sông”, anh Nguyễn Giang ngụ quận Tân Bình nói trong mệt mỏi.
      Mưa lớn khủng khiếp hàng giờ, người Sài Gòn “bơi” trong biển nước sâu cả mét
      Cả trăm tuyến đường ở TP.HCM bị ngập nặng sau cơn mưa “tối tăm mịt mũi” khiến người dân không biết đường nào...
      Theo Dương Thanh- Hoàn Như (Dân Việt)