Ông lão ăn xin và cái tát dành cho chủ nhà hàng vì cho thức ăn thừa khiến anh này phải sững người nhận ra…
Khi chúng ta đang có đầy đủ thức ăn, nước uống và quần áo thì ở ngoài kia vẫn còn biết bao người không có gì để ăn, không có nơi để ngủ…Mỗi người, mỗi hoàn cảnh nhưng họ đều mang những câu chuyện khiến chúng ta phải suy ngẫm. Câu chuyện của lão ăn mày dưới đây thật khiến chúng ta không khỏi chua xót rơi lệ.
Mùa đông giá lạnh, tuyết phủ kín khắp nơi đã nhiều ngày, các cửa hàng trên phố buộc phải đóng cửa, nhưng quán lẩu mang tên “Xuyên Muội Tử” lại vô cùng đông khách. Ông chủ tiệm tươi cười tỏ ra khá bận rộn với công việc tính tiền.
Đúng lúc quán đang vô cùng đông khách, bỗng xuất hiện một lão ăn mày, ông đeo chiếc túi rách bên mình, mặt tím bầm vì giá rét, toàn thân gầy đen sạm đang cầm chiếc bát mẻ hướng đến khách trong quán mà nói: “Xin rủ lòng thương, tôi đã không có gì ăn trong nhiều ngày rồi.” Thực khách đang cao hứng, nhìn thấy lão ăn mày thì tỏ vẻ ghê tởm và xua tay đuổi đi.
Lão ăn mày vừa lạnh vừa đói vẫn kiên trì xin từ bàn này sang bàn khác. Một số người thấy ông đáng thương đã cho ông chút tiền lẻ. Một số vị khách khác cảm thấy sự bẩn thỉu rách rưới của ông làm ảnh hưởng đến hứng thú thưởng thức hương vị món ăn liền la lớn: “Chủ quán, hãy đuổi lão ăn mày cút ngay đi, rồi hãy nghĩ chuyện buôn bán.” Hà Lương sau khi nghe xong liền sai mấy tên phục vụ bàn tới xốc nách mang lão ăn mày đẩy ra ngoài cửa tiệm.
Lão ăn mày bị xách ra ngoài trong miệng vẫn không ngớt nói: “Ông chủ, xin thương xót, cho tôi xin một chén canh nóng.” Nhưng Hà Lương vẫn không ngẩng đầu lên nhìn mà tiếp tục đếm tiền.
Bên ngoài trời, tuyết vẫn không ngừng rơi. Ông lão ăn mày với đôi tay gầy trơ xương lạnh ngắt nhìn qua cửa kính của quán lẩu. Lòng của lão càng trở nên lạnh hơn. Ông suy nghĩ tự hỏi, tại sao lại có người lạnh lùng như thế. Đột nhiên, ông nhìn chằm chằm Hà Lương với ánh mắt giận dữ ngậm đầy nước mắt, hai hàm răng không ngừng va vào nhau run lên cầm cập. Lúc này chủ quán vẫn cứ mải mê đếm tiền, đầu vẫn đang nghĩ dùng số tiền này để mua đồ trang sức đắt tiền và hưởng thụ niềm vui cùng bạn gái Thúy Thúy.
Đột nhiên chủ tiệm ngước mắt nhìn lão ăn mày và thoáng chút suy tư, chủ quán suy tính, vừa không ảnh hưởng chuyện buôn bán, lại vừa có thể làm phúc, vậy là chủ quán đã sai phục vụ bàn lấy chút nước lẩu thừa của khách mang cho lão ăn mày và ra hiệu đuổi lão đi xa một chút. Lão ăn mày nhìn túi thức ăn, cầm lấy và đá một cước, túi nước lẩu văng vào trong đống tuyết. Hà Lương vừa nhìn theo bóng lưng lão ăn mày vừa mở miệng mắng: “Tên ăn mày bẩn thỉu, sao không lạnh chết đi cho rồi. Lần sau nếu nhìn thấy lão, mọi người không được cho vào quán nhé.”
Lúc 10 giờ đêm, ngoài trời đang có bão tuyết, một số tuyến đường đã bị đóng băng, nhưng trong tiệm vẫn thấy khách ăn đầy quán. Hà Lương càng bận rộn hơn, trên người chỉ mặc một chiếc áo sơ mi. Một người ghé tai Hà Lương nói: “Ông chủ, lão ăn mày giữa trưa lại đến nữa rồi.” – “Đuổi hắn đi đi.“, Hà Lương không thèm nhìn qua gương mặt của lão ăn mày buông lời sắc lạnh.
Một lát sau, nhân viên phục vụ chạy tới nói với Hà Lương: “Ông lão ăn mày kia rất kỳ lạ. Ông nói rằng chỉ cần chủ quán nhìn ông ấy nghiêm túc một chút, ông sẽ không đến nữa.” – “Cái gì, để cho ta nhìn một cách nghiêm túc, ông ta tự cho mình là ai vậy. Phiền quá đi, mau đuổi hắn cút đi, đừng trở ngại ta phát tài.” Hà Lương đang nói thì thấy lão ăn mày đã đứng trước mặt từ khi nào. Ông dùng hết sức mình bạt cho Hà Lương một bạt tai, miệng buông ra nhưng âm thanh run rẩy: “Hà Lương à, Hà Lương… Lương tâm của ngươi bị chó ăn hết rồi hả ...” Lúc này, Hà Lương vô cùng phẫn nộ, mở trừng mắt nhìn lão ăn mày, tay giơ lên nắm đấm, quát: “Tên điên, ngươi đang làm gì vậy?…” Đột nhiên nắm đấm của Hà Lương bị ngưng lại trên không trung, kinh ngạc thốt lên: “À, ông là … ông là...” – “Hừ! Nhận ra tên ăn mày thối tha này rồi phải không?“, lão ăn mày cười khinh nhạt nói.
Thực khách tại quán đã bắt đầu hỏi đây là ai, họ buông đũa xuống nghe lão ăn mày nói với giọng run run: “Mẹ ngươi mất sớm, ta đã làm việc vất vả để nuôi ngươi trưởng thành. Sau khi tốt nghiệp trung học, ngươi ở nhà chơi bời lêu lổng, đột nhiên một ngày chạy về nói muốn ra ngoài làm ăn, còn lấy trộm khế ước nhà đem bán và rời đi không tin tức.“
“Năm năm qua, ta không biết rằng ngươi còn sống hay đã chết. Dù sao cũng không có nhà để ở, ta đã lang thang ăn xin khắp nơi, vừa đi vừa dò la tin của ngươi. Thật, ông trời có mắt, hôm nay đã để ta gặp được con trai mình, nhưng không ngờ lương tâm người lại lạnh lùng như thế. Dù ngươi không có nhìn nhận ta là cha, nhưng trời lạnh như thế, ngươi có bao giờ nghĩ, không có nhà ở, cha của ngươi sẽ sống thế nào? Liệu có bị chết cóng không? Mấy năm qua như thế nào? Hừ! Nhìn hình dáng ngươi như vậy, mấy năm qua chắc làm ăn khấm khá lắm, nhưng hẳn là đã quên đi cha mình từ lâu.”
“Cha...!” Lúc này Hà Lương mới đỏ mặt.
“Cha dạy đúng lắm ạ! Bởi vì năm đó con quá ích kỷ, làm hại cha không có nhà để ở. Nhưng cha đã không oán trách, lại còn đi tìm con nữa. Còn bản thân con, chỉ biết kiếm tiền hưởng thụ cuộc sống giàu sang. Con không ngờ rằng, người thân duy nhất lại phải đi ăn xin nơi đầu đường như thế. Hà Lương ơi Hà Lương! Lương tâm của ngươi ở đâu rồi.” Hà Lương nhìn cha mà suy nghĩ trong tâm. Anh thật muốn tự đánh vào mặt mình mấy cái tát.
“Cái này trả ngươi.” Lão ăn mày trả lại túi đồ ăn thừa mà lúc trưa Hà Lương đưa cho, giờ nó đã đóng băng. Nói xong, lão liền quay đầu bước đi. Một luồng gió lạnh thổi vào, ai đó đã quát lên: “Mau đuổi theo!” Lúc này Hà Lương mới bừng tỉnh gọi to: “Cha!” và chạy theo ông…
Cuộc đời bèo dạt mây trôi, đời người dài như thế mà chẳng tránh được chữ “ngờ”. Ông lão ăn mày sau bao năm lăn lộn xin ăn không ngờ lại gặp đúng con trai mình làm ông chủ một của tiệm. Anh Hà Lương không ngờ rằng trong cuộc sống đang sung túc, có tiền, có của lại gặp đúng cha mình là một kẻ ăn mày lang thang. Và chính vì có chữ ngờ ấy Hà Lương mới nhận ra sự bất hiếu của bản thân mình: vì tiền mà quên đi người đã sinh ra ta.
Con người, có những người chỉ vì một chữ “tiền” ấy mà quên cả người đã cho ta cuộc đời- cha mẹ. Hỏi, nếu không có mẹ mang nặng đẻ đau, nếu không có cha dày công nuôi dưỡng thì liệu rằng chúng ta có được thân thể này, có được ngày hôm nay?
Câu chuyện không chỉ nhắc nhở bậc con cái cần hiếu thuận với cha mẹ, mà còn muốn nhắc nhở mỗi người, làm người nên biết giúp đỡ những hoàn cảnh khốn khó, éo le, đừng chỉ nghĩ đến bản thân mình mà vị tư, ích kỷ. Mỗi sinh mệnh đều là vô cùng đáng trân quý, sự giúp đỡ nhỏ nhoi của bạn đôi khi có thể mang đến sự sống quý giá. Hãy cho đi để lòng mình không lạnh lẽo, sự sẻ chia sẻ mang lại niềm vui và phúc báo về sau, thiện hữu thiện báo
http://nhanmenh.com/ong-lao-xin-va-cai-tat-danh-cho-chu-nha-hang-vi-cho-thuc-thua-khien-anh-nay-phai-sung-nguoi-nhan-ra/