Tìm kiếm Blog này

Thứ Hai, 31 tháng 10, 2016

gaogia3
Gần đây, tin tức về “gạo nhựa” Trung Quốc đang xôn xao dư luận. Người ta đã phát hiện loại gạo này được tiêu thụ trên các thị trường Đông Nam Á. Rất có thể những bát cơm thơm ngon chúng ta thường ăn giờ đây đã bị thay thế bằng… bát cơm hạt nhựa.
Vậy, làm thế nào để nhận biết được loại gạo giả này?
Được biết, gạo nhựa Trung Quốc được làm từ bột khoai tây và khoai lang trộn với nhựa tổng hợp, hỗn hợp này chính là nhựa. Nhìn bề ngoài, gạo nhựa không khác gì với gạo thông thường. Vì được tẩm ướp hương liệu nên khi nấu lên nó cũng có mùi thơm như gạo thật, người tiêu dùng không thể phân biệt được đó là gạo thật hay giả. Dù gây ảnh hưởng tới sức khỏe người tiêu dùng, nhưng các thương lái vẫn tiếp tục buôn bán gạo nhựa để thu lời.
Gạo giả vô cùng độc hại với sức khỏe con người, chỉ 3 bát cơm gạo giả cũng tương đương với một túi ni lông nhựa được đưa vào cơ thể. Tại Indonesia, người ta đã phát hiện ra 3 loại hóa chất trong gạo nhựa, các chất này có thể dẫn đến vô sinh, sảy thai ở nữ giới, bé gái sớm dậy thì, nam bị nữ hóa, gây nhiễm độc thai nhi, sử dụng lâu dài sẽ dễ bị ung thư
Dưới đây là cách phân biệt loại gạo giả này:
  1. Kiểm tra mật độ của hạt gạo
Mật độ của gạo nhựa khác với gạo thật, sau khi vo gạo, nếu bạn thấy nhiều hạt gạo nổi lên thì chắc chắn đây là gạo giả, gạo chìm xuống nước mới là gạo thật.
  1. Kiểm tra bằng cách ngửi mùi khi đốt
Khi đốt, bạn sẽ ngửi thấy mùi khoai và mùi nhựa cháy giống như mùi khét khi đốt túi ni lông. Bằng cách này bạn có thể nhận biết chính xác loại gạo nhựa.
  1. Kiểm tra gạo có bị mốc không
Nghiền vụn hạt gạo sau đó để ra ngoài, sau vài ngày nếu gạo lên men, mốc chứng tỏ đây là gạo thật, nếu gạo không có bất kỳ dấu hiệu thay đổi nào chắc chắn đó là gạo nhựa.
  1. Chú ý quan sát khi vo gạo
Khi vo gạo hoặc khi nấu cơm, nếu phát hiện một lớp chất khác lạ nổi lên thì cần lưu ý, có thể đây là gạo không bình thường.
  1. Soi kính lúp và ngửi mùi gạo để phán đoán gạo thật gạo giả
(http://www.daikynguyenvn.com/doi-song/hoc-cach-phan-biet-gao-gia-lam-tu-nhua-cua-trung-quoc.html )

Thứ Sáu, 28 tháng 10, 2016

Trường Sa và Cam Ranh: Những biểu hiện phân hóa giữa ‘thân Trung’ và ‘hướng Mỹ’?

Trường Sa và Cam Ranh: Những biểu hiện phân hóa giữa ‘thân Trung’ và ‘hướng Mỹ’?
28.10.2016    
                                Sau Trung Quốc, ‘nhân vật số 2’ của Việt Nam đi Mỹ
Vào những ngày này, Đinh Thế Huynh - nhân vật thứ 5 trong Bộ chính trị nhưng lại là số 2 trong đảng CSVN - đang bất ngờ “có mặt” ở Washington. Chính trường và giới quốc phòng Việt Nam lại đang diễn ra những động thái “lạ”. Nếu chưa thể thừa nhận về một lực lượng chính trị “thân Mỹ” ở Việt Nam, bạn có thể đặt cho lực lượng này cái tên gì?
‘Hướng Mỹ’
Lịch sử chính trị cận đại ở Việt Nam đã có một lần được đánh bóng đặc biệt với cái tên Nguyễn Tấn Dũng - thủ tướng trước Đại hội XII. Trong cuộc chạy đua giành ghế tổng bí thư với Nguyễn Phú Trọng, ông Dũng được một số “chuyên gia cận thần”, vài ba trang blog tiếm danh lề trái, kể cả một số trí thức có khuynh hướng dân chủ thổi bùng niềm kỳ vọng vào ông như một “Gorbachev” của những năm 80 thế kỷ XX, hay “Putin” những năm 90 của thế kỷ trước, hoặc “thân Mỹ” của thế kỷ này.
Tuy thế, lịch sử lại tréo ngoe ở chỗ chưa bao giờ người Mỹ cảm thấy vui mừng vì sự hiện diện của một “lực lượng thân Mỹ” ở Việt Nam, và cũng chưa bao giờ chính phủ hay bất kỳ một cơ quan có trách nhiệm nào của Mỹ xác nhận, dù là một cách hết sức không chính thức, về bất kỳ một lực lượng chính trị nào ở Việt Nam được Mỹ ủng hộ.
Đơn giản là “Dũng không theo ai, Dũng chỉ theo Dũng” - như một chân lý mà những người tỉnh táo đã rút ra trước và sau Đại hội XII để khỏi ôm nỗi thất vọng không thể có cơ hội sửa sai.
Và nếu Nguyễn Tấn Dũng mà còn bị nhận chân là không đủ “theo Mỹ” để “cứu nước”, sau ông ta lại không có một gương mặt chính khách nào có thể được liệt vào loại “thân Mỹ”.
Vì thế, một cái tên có lẽ vẫn khiên cưỡng, nhưng có thể tạm thời chấp nhận, được dùng để chỉ một nhóm, hoặc cao hơn là một thế lực chính trị đang thành hình có khuynh hướng tìm cách dựa dẫm vào sức mạnh quân sự và kinh tế của người Mỹ để mưu đồ cho cuộc tranh giành sống mái về quyền lực cho nhóm lợi ích của mình trên mảnh đất Việt ngày càng tan hoang, có thể là “Hướng Mỹ”.
Những động thái ‘lạ’
Khác với thế thúc thủ vào năm 2015 và khác hẳn thế tủi nhục vào năm 2014, từ đầu năm 2016 đến nay đã xuất hiện một số chỉ dấu cho thấy giới quân sự và có thể cả giới ngoại giao Việt Nam đã tìm cách đi trước gã khổng lồ phương Bắc.
Tháng 2/2016, Việt Nam lần đầu tiên trở thành “quan sát viên” trong một cuộc tập trận có tên là Hổ Mang Vàng của Mỹ và các nước đồng minh. Sau đó lần đầu tiên đã diễn ra cuộc diễn tập quân sự chung giữa Nhật Bản và hải quân Việt Nam tại Đà Nẵng. Cũng sau đó, trước sự kiện một tàu quân sự Mỹ áp sát đảo Tri Tôn thuộc quần đảo Hoàng Sa và bị phía Trung Quốc công kích dữ dội, phía ngoại giao Việt Nam cũng lần đầu tiên tỏ ra “can đảm” khi dè dặt tuyên bố “tàu Mỹ đi qua vô hại”.
Tuy nhiên, hành động tỏ ra có “dũng khí” nhất là lần đầu tiên sau nhiều năm, vào đầu năm 2016 hải quân Việt Nam đã dám bắt giữ một tàu của Trung Quốc, dù đây chỉ là tàu chở dầu để tiếp vận cho hàng trăm tàu đánh cá Trung Hoa xâm phạm một cách có chủ ý và có hệ thống vùng biển Việt Nam.
Đến tháng 8/2016, hãng tin Anh Reuters đã trở thành cơ quan thông tấn đầu tiên bật mí một sự kiện mà có thể làm Tập Cận Bình sôi máu: quân đội Việt Nam âm thầm đưa tên lửa ra quần đảo Trường Sa như một cách để đối kháng với tên lửa của Trung Quốc đưa ra đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa. Sự thể càng đáng ngạc nhiên hơn khi trong một cuộc trả lời phỏng vấn của Reuters, thứ trưởng quốc phòng hiện thời là Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh đã không bác bỏ thông tin tuyệt mật này mà lại úp mở: “Di chuyển bất kỳ loại vũ khí nào đến bất kỳ khu vực vào bất kỳ lúc nào trong vùng lãnh thổ có chủ quyền của chúng tôi là quyền hợp pháp của chúng tôi”.
Chỉ ít ngày trước chuyến đi Trung Quốc của ông Đinh Thế Huynh, Thường trực Ban bí thư, vào tháng 10/2016, ông Nguyễn Chí Vịnh cũng phát ngôn rất đáng chú ý: “Việt Nam cam kết hỗ trợ Mỹ và đồng minh can thiệp vào tình hình khu vực, miễn sao điều đó mang lại hòa bình, ổn định và thịnh vượng”. Phát ngôn này được đưa ra trong cuộc trao đổi với bà Cara Abercrombie, Trợ lý Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ phụ trách vấn đề Nam và Đông Nam Á.
Hoàn toàn dễ dàng nhận ra sự khác biệt về “bản lĩnh Nguyễn Chí Vịnh” của năm nay với những năm trước. Khi nổ ra vụ giàn khoan Hải Dương 981 ngự trị ngay trước mũi chính thể Hà Nội vào năm 2014, tướng Vịnh đã không một lời phản kháng. Và ông ta cũng chẳng làm khác hơn khi hàng chục lần tàu cá, tàu hải giám Trung Quốc tấn công tàu cá và giết hại ngư dân Việt.
Còn giờ đây, tướng Vịnh bất thần trở nên có “dũng khí” hơn, dù chỉ đôi chút. Lời lẽ và quan điểm đối ngoại của ông cũng quyết đoán hơn, dù vẫn còn quá nhiều từ ngữ mập mờ mà muốn hiểu sao cũng được.
Chuyện gì đang xảy ra?
Có vẻ đang diễn ra những động thái “lạ” trong chính trường Việt Nam, đặc biệt liên quan đến mảng đối ngoại con thoi và phòng thủ quân sự. Và dường như giữa các động thái đối ngoại giữa một số nhân vật chính trị lại không ăn khớp với nhau, nếu không nói là ngược chiều nhau.
Bí ẩn Cam Ranh
Cam Ranh có thể được xem là một hình mẫu cho quan điểm “Việt Nam muốn làm bạn với tất cả các nước”, nhưng cũng rất có thể đang ẩn giấu một cuộc so kè giữa hai thế lực “thân Trung” và “hướng Mỹ” trong nội bộ đảng CSVN.
Tháng 10/2016, chỉ ít ngày sau khi 2 tàu khu trục Mỹ cập cảng Cam Ranh. Đây là sự kiện lần đầu tiên kể từ năm 1975, một sự kiện khác cũng mang tính lần đầu tiên và được quan tâm không kém là 3 tàu chiến Trung Quốc cũng cập cảng Cam Ranh.
Thậm chí, giới phân tích còn cho biết 3 tàu chiến của Trung Quốc ghé thăm cảng Cam Ranh thuộc hạm đội Đông Hải, hạm đội đã từng tham gia vào vụ thảm sát Gạc Ma năm 1988. Một cách nào đó, đây là sự xúc phạm đến oan hồn của 64 binh sĩ Việt Nam bị phía Trung Quốc tàn sát năm 1988.
Sự kiện tàu chiến Trung Quốc cập cảng Cam Ranh lại được báo chí nhà nước thông tin cùng thời điểm với một chuyến công du đặc biệt: Thường trực Ban bí thư Đinh Thế Huynh, nhân vật số 2 trong đảng, đến Bắc Kinh và đặc biệt có một cuộc gặp với Tập Cận Bình. Khoảng thời gian mà ông Huynh ở Trung Quốc lại trùng với thời gian mà Tổng thống Philippines Duterte cũng đến quốc gia này và đưa ra một tuyên bố khó có thể đồng bóng hơn: Philippines quyết định chia tay với Mỹ.
Câu hỏi rất cần được giải đáp là có phải “tập thể Bộ Chính trị” đã cùng lúc quyết định cho cả tàu chiến Mỹ lẫn Trung Quốc được cập cảng Cam Ranh theo sách lược “đu dây” truyền thống, hay còn nhân tố nào khác? Nếu không phải là Bộ Chính trị quyết định việc này thì ai đã bật đèn xanh cho tàu Mỹ và ai mời tàu Trung Quốc vào Cam Ranh?
Lối thoát thời tao loạn
Trên bề mặt, tư thế đu dây đối ngoại vẫn là chủ đạo của giới lãnh đạo Việt Nam. Một trong vài bằng chứng mới nhất là Cam Ranh đón cả tàu Mỹ lẫn tàu Trung Quốc để bảo đảm “không liên minh với một nước nhằm chống lại nước thứ ba”.
Bằng chứng gần nhất là ngay sau khi đi Bắc Kinh “thỉnh kiến” Tập Cận Bình, ông Đinh Thế Huynh lập tức “diện kiến” ở Washington. Chuyến công du liên cường quốc của nhân vật thứ 5 trong Bộ Chính trị nhưng lại là số 2 trong đảng này có thể mang hơi hướng nào đó của chuyến công du đột ngột và âm thầm của nhân vật Phạm Quang Nghị, Bí thư thành ủy Hà Nội, đến Washington vào tháng 7/2014. Khi đó, ông Nghị còn được Nguyễn Phú Trọng “chấm” như một ứng cử viên sáng giá cho chức vụ tổng bí thư tại Đại hội XII. Hiện nay, ông Huynh cũng nằm trong tình trạng của ông Nghị quá khứ và có lẽ nhu cầu “đối ngoại” của ông Huynh là lớn chưa từng thấy…
Nhưng sau tất cả những màn trình diễn qua lại trên, câu hỏi cốt yếu vẫn là ai là người quyết định đưa tên lửa ra Trường Sa - một biểu hiện được đánh giá là nếu không có một sự hậu thuẫn đủ mạnh của một thế lực đủ đối trọng với Trung Quốc thì khó lòng xảy ra vào thời gian này?
Trong khi đó, vẫn đang xuất hiện những tin tức ngoài lề cho biết sau phán quyết về đường lưỡi bò của Tòa án quốc tế, Trung Quốc “sẽ hành động” vào một thời điểm nào đó.
Không phải ngẫu nhiên mà giới chóp bu Việt Nam thỉnh thoảng vẫn nhắc lại khẩu hiệu “không để bị động bất ngờ” trong các cuộc thăm viếng các quân khu và đơn vị bộ đội.
Hẳn là trên bình diện tương quan về thế chứ không phải là lực, Việt Nam vẫn đang duy trì xu hướng cậy nhờ lực lượng hải quân Hoa Kỳ, cho dù xu hướng này tiến triển một cách chậm chạp.
Tựu trung những biểu hiện từ đầu năm 2016 đến nay, có vẻ như chính trường Việt Nam đang dần tách thành hai khối chuyên biệt: “thân Trung” và “hướng Mỹ”, bất chấp Tổng Bí thư Trọng cứ mãi rao giảng về “chống tự diễn biến, tự chuyển hóa”.
Lịch sử nước Việt là thế, cứ vào thời tao loạn, mỗi người lại phải tự tìm lối thoát cho riêng mình.
Không chỉ cố gắng tìm kiếm một thế “chống lưng” mới về kinh tế và cả quân sự, mỗi nhân vật chính trị còn phải cố làm sao để bảo đảm cho “hậu vận” của mình không bị mệnh hệ gì nếu nội tình quốc gia “có biến”.
Chỉ có điều, dư luận trong nước và quốc tế cho tới giờ vẫn không hết ngạc nhiên về tính ù lì chậm chạp của giới chính khách nửa mùa ở Việt Nam. Trong khi bài học dân chủ hóa và chuyển giao quyền lực êm ả đã được thực hiện ở Myanmar suốt từ năm 2012 đến nay, những chính khách “muốn thay đổi” ở Việt Nam vẫn như tê cứng bởi nỗi sợ hãi kỷ luật đảng mỗi khi muốn nhúc nhích khỏi quỹ đạo ý thức hệ giáo điều.
* Blog của nhà báo Phạm Chí Dũng là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.
http://www.voatiengviet.com/a/truong-sa-va-cam-ranh-nhung-bieu-hien-phan-hoa-giua-than-trung-va-huong-my/3569074.html

Thứ Ba, 25 tháng 10, 2016

Đoàn cứu trợ ra khỏi nhà dân, thôn đến thu lại tiền hỗ trợ

5/10/2016 09:27

(NLĐO)- Đoàn cứu trợ vừa rời khỏi thôn, lập tức lãnh đạo thôn đến từng hộ gia đình thu lại tiền mà đoàn từ thiện hỗ trợ, khiến dân bức xúc.

Trong những ngày qua, nhiều tổ chức, cá nhân, đến thôn Trung Thôn, xã Quảng Trung (thị xã Ba Đồn, Quảng Bình) để trao quà ủng hộ, giúp đỡ nhằm chia sẻ những mất mát, khó khăn với người dân vùng lũ Quảng Bình bị thiệt hại nặng sau trận lũ lịch sử vừa rồi, nhưng khi đoàn cứu trợ vừa rời khỏi thôn là cán bộ thôn đến từng nhà để thu lại phần lớn số tiền mà người dân vừa nhận từ đoàn cứu trợ.

Bà Lê Thị Nuôi khi nhận được 500 ngàn đồng tiền cứu trợ sau lũ thì bị thôn thu lại
Bà Lê Thị Nuôi khi nhận được 500 ngàn đồng tiền cứu trợ sau lũ thì bị thôn thu lại
Bà Lê Thị Liệu (87 tuổi, ở thôn Trung Sơn) cho biết vào ngày 22-10, có một đoàn cứu trợ người miền Nam đến trao quà cho nhiều bà con có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn trong thôn trong đó có gia đình bà nhưng khi đoàn từ thiện rời đi thì cán bộ thôn đã đến thu lại tiền. "Đoàn từ thiện đó họ thấy cụ nghèo khổ, tài sản trôi hết nên họ hỗ trợ cho cụ cái phong bì 500 ngàn đồng. Cụ chưa kịp vui mừng thì có ông Bí thư Chi bộ thôn đến thu lại 400 ngàn đồng", bộc bạch.
Nhiều người dân thôn Trung Sơn rất bất bình trước việc làm của cán bộ thôn khi thu lại tiền hỗ trợ
Nhiều người dân thôn Trung Sơn rất bất bình trước việc làm của cán bộ thôn khi thu lại tiền hỗ trợ
Cách nhà bà Liệu không xa là hộ gia đình bà Lê Thị Nuôi (75 tuổi), bà bị tâm thần, câm điếc bẩm sinh từ nhỏ, khi nước lũ dâng lên nhà bà bị ngập tới nóc, mọi tài sản đều cuốn trôi theo dòng nước. Cũng trong ngày 22-10, khi đoàn cứu trợ đến gia đình bà trao quà và hỗ trợ cho gia đình 500 ngàn thì cán bộ thôn đến yêu cầu thu lại tiền hỗ trợ tuy nhiên bị gia đình phản đối. Anh Lê Vũ Thành (con trai bà Nuôi) cho biết gia đình anh thuộc diện hộ nghèo, có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn ở địa phương. "Cán bộ thôn đến đòi lấy lại toàn bộ số tiền để chia đều nhưng tôi thấy việc cắt lại tiền là vô lý nên tôi nhất quyết không cho lấy lại nhưng ông phó thôn bảo nếu không nộp thì những đợt cứu trợ sau gia đình tôi sẽ không có phần nữa”, anh Thành bức xúc nói.
Không chỉ 2 hộ dân trên mà tại thôn Trung Sơn còn nhiều trường hợp khác khi đoàn cứu trợ hỗ trợ 500 ngàn đồng như hộ gia đình bà Nguyễn Thị Quyên (90 tuổi), Phạm Thị Duyền (86 tuổi)... bị thôn thu lại 400 ngàn với mục đích "chia đều" số tiền cho toàn bộ người dân.

Ông Lê Văn Luận - Phó thôn Trung Thôn(bên trái) trần tình vụ việc thu lại tiền hỗ trợ của dân
Ông Lê Văn Luận - Phó thôn Trung Thôn(bên trái) trần tình vụ việc thu lại tiền hỗ trợ của dân
Ông Lê Văn Luận, Phó thôn Trung Thôn cho biết tính đến ngày 24-10 đã có 16 đoàn từ thiện từ khắp nơi đến đây trao quà ủng hộ người dân. Ông Luận thừa nhận có việc thu lại của dân mỗi hộ 400 nghìn đồng. Tuy nhiên, ông cho rằng việc làm này với mục đích là vì dân. "Chúng tôi thu lại 400/500 ngàn đồng số tiền cứu trợ là để lấy mặt bằng toàn bộ, sau đó cân bằng mặt hàng rồi lập danh sách chia đều cho dân chứ chúng tôi không bỏ túi riêng”, ông Luận khẳng định.
Trao đổi với chúng tôi, ông Phạm Nhân Tố, Bí thư Đảng ủy xã Quảng Trung cho biết đã nhận được thông tin sự việc trên và sẽ chỉ đạo kiểm tra, chấn chỉnh để thu hồi toàn bộ số tiền để trả lại cho người dân. "Cảm ơn anh em đã phản ánh kịp thời, hôm qua chúng tôi có nghe thông tin nên xã đã triển khai cuộc họp khẩn cấp yêu cầu các thôn báo cáo sự việc nhưng thôn bảo là không có. Hôm nay tôi cử cán bộ xác minh xem thế nào rồi xử lý nếu phát hiện vi phạm sẽ xử lý nghiêm và thu hồi lại tiền trả cho người dân", ông Tố khẳng định

Thứ Bảy, 22 tháng 10, 2016

Dân.Trung,

  Dân.Trung

Thứ Bảy, ngày 22 tháng 10 năm 2016


Giữa năm 2016 trở đi, tốc độ ĐCSVN gắn bó với Trung Cộng tăng vọt ở mức độ chóng mặt, chưa đầy hai tháng có đến 3 uỷ viên Bộ Chính Trj Việt Nam tới Trung Quốc cầu kiến.

 Đó là bộ trưởng quốc phòng Ngô Xuân Lịch đến Trung Quốc vào ngày 28 tháng 8 năm 2016, một chuyến đi nhằm tăng cường mật thiết tình hữu nghị giữa quân đội hai nước.

Chuyến đi thứ hai của thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc vào ngày 10 tháng 9 năm 2016 nhằm xin sự giúp đỡ của Trung Quốc về mặt kinh tế, nói trắng ra là cầm cố một số tài sản quốc gia cho Trung Quốc để lấy tiền trang trải nợ quốc tế và chi tiêu công.

Chuyến thứ ba của thường trực ban bí thư Đinh Thế Huynh đến Trung Quốc để xin kinh nghệm xây dựng đảng.

Cùng với chuyến thăm của bộ trưởng công an Trung Quốc Quách Thanh Côn vào những ngày 24,25 tháng 9 năm 2016. Những chuyến thăm và làm việc cấp cao ở những lực lượng chủ lực lớn nhất trong đảng CSVN mang cường độ lớn nhất từ trước đến nay trong quan hệ hai nước.

 Ngày 26 tháng 10, ba chiến hạm Trung Quốc với đoàn thuỷ thủ tói 750 người đã đến hải cảng quân sự Cam Ranh của Việt Nam để giao lưu với hải quân Việt Nam.

 Không khó khăn gì để thấy rằng cộng sản VN đang ráo riết bám chân ông chủ Trung Cộng một cách điên cuồng. ĐCSVN dường như nỗ lực phơi bày ruột gan mình, trong nhà mình có gì bày ra cho Trung Cộng xem xét, đến soi mói. Như kiểu một người cần tiền đặt nhà , mời chủ nợ đến xem xét mọi ngóc ngách  và tài sản trong nhà, cũng như hoàn cảnh gia đình đang thế nào.

 Lý do ĐCSVN gấp gáp lệ thuộc Trung Cộng nhiều hơn như vậy,  là do đảng CSVN đang lâm vào tình trạng khó khăn nhất trong lịch sử khi đối phó với hai vấn đề. Vấn đề thứ nhất là nền kinh tế do đảng lãnh đạo đất nước đã lâm vào khủng hoảng, kiệt quệ, nợ nần chồng chất và thiếu thốn từng nơi, từng ngày.  Vấn đề thứ hai là sự dao động , bi quan của các đảng viên và nhân dân trước hoàn cảnh thực tại,  mất niềm tin và uy tín của đảng trong xã hội. Dẫn đến sự tồn vong của đảng lung lay, đặc biệt là vụ Formosa đang gây bức xúc trong nhân dân chưa được giải quyết thoả đáng.

 Vì lẽ đó TBT Nguyễn Phú Trọng triệu tập hội nghị trung ương 4 để bàn đến sự tồn vong của đảng một cách cấp bách. Chấn chỉnh tư tưởng đảng viên, kiểm soát chặt thông tin báo chí, bưng bít những tin tức xấu và bịa đặt những tin tức tốt để đánh lừa xã hội khỏi hoang mang. Đồng thời tìm cách lâu dài hơn để cứu vãn sự tồn tại của đảng CSVN bằng cách dâng hết những gì còn lại về văn hoá, chính trị, tài nguyên, quốc phòng cho ĐCSTQ để tìm kiếm sự che chở.

 Trong âm mưu lệ thuộc lâu dài này, Trọng đã tiến cử Đinh Thế Huynh là người thay thế mình để giữ con thuyền Việt Nam luôn  hướng mũi tàu về phương Bắc. Nội dung làm việc của Đinh Thế Huynh với Tập được báo Việt Nam nói đó là nội dung xây dựng đảng và lãnh đạo, quản lý đất nước. Đương nhiên đó là những việc của người đứng đầu đảng Việt Nam.

 Việc đưa Huynh vào dự bị ở vị trí TBT tương lai là mục đích đáp ứng tiêu chí chọn người của Trung Quốc, đảm bảo VN vẫn kiên định con đường CNXH gắn bó với Trung Quốc của Nguyễn Phú Trọng. Nhưng còn mục đích riêng tư đầy tham vọng quyền lực của Nguyễn Phú Trọng đằng sau việc tiến cử Huynh. Đó là đẩy nội bộ vào tình trạng phải e dè, bon chen, đấu đá nhau bất phân thắng bại, và cuối cùng ở sự bất phân thắng bại đó sẽ đi đến lựa chọn Nguyễn Phú Trọng ở nốt nhiệm kỳ này để giữ sự ổn đinh trong đảng. Nguyên nhân việc này là do thông lệ gần đây chỉ một trong nhóm những người tứ trụ sẽ là ứng cử viên chức Tổng Bí Thư. Hiện nay số ứng cử viên này theo tiền lệ đó có ba người là Nguyễn Xuân Phúc, Trần Đại Quang và Nguyễn Thj Kim Ngân. Trong ba người này thì Trần Đại Quang sáng giá nhất vì là người miền Bắc và có thực lực nhất để  tạo áp lực thay thế Trọng giữa nhiệm kỳ. Ngoài Quang ra thì Ngân, Phúc không có can đảm để yêu cầu Trọng nghỉ hưu giữa nhiệm kỳ 12. Việc ném Huynh là một người miền Bắc, có lý luận vào chiếc ghế ứng cử viên chức TBT là đòn cáo già của Trọng để dằn mặt Quang, với thông điệp nếu Trần Đại Quang gắng ép Trọng về giữa nhiệm kỳ, thì chức TBT không chắc gì rơi vào tay Quang.

 Mặt khác Trọng luôn tung ra chiêu bài nội bộ có nguy cơ diễn biến tư tưởng, mối nguy hại tồn vong của đảng để đe doạ các đảng viên. Qua đó ngầm khẳng định chỉ có ông ta mới xử lý được mối nguy hiểm đó vì ông ta là người phát hiện và quan tâm sâu sắc nhất đến chuyện đó. Hội nghị trung ương 4 khoá 12 vừa qua, Trọng đẻ ra dự án xây dựng chỉnh đốn đảng với 3 vần đề cấp bác và 4 giải pháp thực hiện. Trong 4 giải pháp này thì giải pháp nào cũng cần đến vai trò của chính Nguyễn Phú Trọng trong nhiều năm tới. Một cách củng cố quyền lực và vị trí của mình lâu dài dựa trên chiêu bài xây dựng và chỉnh đốn đảng của Nguyễn Phú Trọng.

 Tình hình chính trị Việt Nam trong vòng vài tháng qua cho thấy những nét tiêu biểu sau.

1- Đẩy mạnh gắn bó mật thiết với Trung Cộng một cách toàn diện, nói nôm na là lệ thuộc vào Trung Quốc toàn diện mọi mặt từ kinh tế, quốc phòng, văn hoá, ngoại giao , chính trị.

2- Ráo riết giữ chặt đường lối CNXH bằng cách tạo dựng những nhân vật kế cận trung thành lý tưởng CNXH, tiêu diệt tự do báo chí, ngôn luận để đảm bảo lý tưởng CNXH không bị ảnh hưởng.

3- Tham vọng cá nhân tiếp tục nắm giữ quyền lực của Nguyễn Phú Trọng.

Vì những mục tiêu trên của đảng CSVN và cá nhân Nguyễn Phú Trọng, đảng CSVN đã bỏ rơi hay nói cách khác là bán rẻ lợi ích nhân dân cho những thế lực tài phiệt, những nhóm lợi ích mới lên. Tình trạng cướp bóc đất đai, tăng giá mặt hàng độc quyền, lũng đoạn kinh doanh được thả lỏng diễn ra tràn lan. Điển hình nhất là vụ tập đoàn Formosa xả hàng núi khổng lồ chất độc hại ra biển, khiến hàng triệu người dân lâm vào cảnh đời sống khốn khổ, môi trường sống cả nước bị ô nhiễm...đổi lại tập đoàn này chỉ bồi thường  rẻ mạt cho chính phủ VN hơn 10 ngàn tỷ. So với việc phải xử lý khoa học an toàn cho chỗ độc này đó là cái giá quá bèo bọt với Formosa. Hay như vụ xả lũ của các đập thuỷ điện làm chết hàng chục mạng người ở Quảng Bình, Hà Tĩnh vừa qua là ví dụ nữa. Các đập thuỷ điện chỉ là một cơ sở kinh doanh, họ sản xuất ra điện và bán cho người dân với giá có lãi lớn cho họ. Trong kinh doanh như vậy phải tính đến phương án an toàn dự phòng. Việc kinh doanh lãi thì chia nhau hưởng , mức lương, thưởng cao ngất ngưởng. Nhưng có vấn đề ảnh hưởng đến cơ sở vật chất kinh doanh, sản xuất của mình , lại xả lũ để thiệt hại đó chuyển sang cho nhân dân là điều không thể chấp nhận được trong việc kinh doanh đơn thuần.

 Thế nhưng những sự phi lý ấy diễn ra trắng trợn,  và mức độ ngày càng nhiều hơn dưới sự làm ngơ của ban lãnh đạo ĐCSVN hiện nay. Đặc biệt không những làm ngơ, không nhắc đến lợi ích của người dân.  Trái lại ĐCSVN lại còn dùng công an, truyền thông để trấn áp những ai đòi hỏi lợi ích cho người dân thiệt hại trong những vụ việc như thế.

  Sau đại hội đảng 12 vào đầu năm 2016, người ta nghe thấy những lời tán tụng đầy lạc quan rằng lớp lãnh đạo mới khoá này vì dân, vì nước, trong sáng và có tâm, đất nước sẽ bước vào một thời kỳ mới tươi sáng, đổi mới, có dân chủ.

 Nhưng chỉ vài tháng sau, những gì lớp lãnh đạo mới này dưới sự chỉ huy của Nguyễn Phú Trọng, đất nước liên tiếp xảy ra nhiều thảm hoạ do chính bộ máy đảng gây ra. Điều đáng sợ song hành với những thảm hoạ nhân tai đó là những bước đi bán mình của đảng CSVN cho ĐCSTQ và chẳng những đảng xa rời dân. đảng còn coi nhân dân là kẻ thù.

 Đất nước này chỉ có hy vọng khi một tổng bí thư đảng CS nào đó trình đề án mở rộng đa đảng để kích thích sự cạnh tranh phát triển. Chứ nếu TBT còn ra những đề án xây dựng đảng CS vững mạnh xứng đáng là giai cấp duy nhất lãnh đạo nhân dân. Thì khi đó sự tăm tối của đất nước vẫn còn dài  dài đến vài thế hệ nữa. 

Thứ Sáu, 21 tháng 10, 2016

Biệt thự tuyệt đẹp trên đỉnh Tam Đảo và bóng dáng Trịnh Xuân Thanh

                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                        



Toà nhà luôn được khách du lịch đến Tam Đảo trầm trồ vì vẻ đẹp nổi bật của nó so với xung quanh
Toà nhà luôn được khách du lịch đến Tam Đảo trầm trồ vì vẻ đẹp nổi bật của nó so với xung quanh
Biệt thự đế vương trên đỉnh núi
Mới nghe thông tin ngôi biệt thự này đang được ngầm rao bán với những người quen của chủ nhân của nó, chúng tôi đã tìm đến xem. Hôm đó, chỉ có một người quản lý và một người được thuê làm vệ sinh, cắt tỉa cây cảnh trong nhà. Tỏ ý ngạc nhiên với đề nghị cho xem nhà "vì có lời rao bán" của chủ nhân ngôi nhà là D.T, nhưng những người này cũng mở cửa cho chúng tôi vào trong.

Từ phòng khách có thể trông thẳng xuống thị trấn Tam Đảo và trông ra xa hàng chục km
Từ phòng khách có thể trông thẳng xuống thị trấn Tam Đảo và trông ra xa hàng chục km
Gần như đúng 100% lời tả của một số người mà chúng tôi có quen biết đã từng đến biệt thự này (theo lời mời của ông Trịnh Xuân Thanh), đây quả là một toà biệt thự tuyệt đẹp. Nằm trên một diện tích đất khá rộng rãi, có thể lên tới hàng ngàn m2, toà nhà này có thế tựa lưng vào vách núi, phía trước trông xuống thị trấn Tam Đảo và có tầm nhìn rất xa...Không biết có ngoa không, có người nói, vào ngày nắng, ít sương mù, đứng từ đây có thể trông về tới...Hà Nội.
Nhưng có lẽ nên gọi đó là một toà nhà lớn thì hợp lý hơn biệt thự. Toà nhà này gồm 3 tầng, được thiết kế theo phong cách châu Âu, nhiều cửa sổ rộng, lắp đặt bao quanh bằng những tấm kính lớn, dày, trong suốt. Mặt cầu thang, nền nhà đều được ốp gỗ. Trên tầng 3 có một bể bơi lớn, thiết kế đẹp mắt.

Chủ nhà cầu kỳ đầu tư cả một bể bơi trên tầng 3
Chủ nhà cầu kỳ đầu tư cả một bể bơi trên tầng 3
Cách không xa là phòng khách rộng rãi, nội thất sang trọng và gần đó, có phòng ngủ, và một phòng lớn trông có vẻ khá đặc biệt. Theo như lời kể của những người đã đến đây, đó chính là phòng chiếu phim 3D của gia chủ. Tuy nhiên, người trông nhà đột ngột quyết liệt ngăn cản, không cho chúng tôi đi vào khu vực này.
Phía trước nhà có diện tích đất rất rộng. Chủ nhân của toà nhà tỏ ra rất chịu chơi khi đưa về nhiều loại cây, hoa rất có giá trị về trồng. Nhiều nhất là các cây hoa hồng. Theo lời cô gái trông nhà thì mấy cây hoa hồng ở đây đã có giá từ 5-7 triệu đồng là thấp nhất như bụi hồng leo Pháp, khóm hồng cổ Sapa...mà chủ nhà rất mất công để mua, thuê người đưa về đỉnh của dãy Tam Đảo này. Phía trước sân, còn có khoảnh đất rộng rãi, trồng cỏ dày làm khu vui chơi cho trẻ em.
Biệt thự của ai?
Có vẻ như người trông nhà càng lúc càng thiếu thân thiện, chúng tôi bèn chào họ và đi xuống thị trấn.
Ở đây, dường như ai cũng biết đến toà nhà trên. Nói chuyện với chúng tôi, H- một chủ khách sạn nói: "Toà nhà đó thì nổi tiếng rồi. Hồi xây dựng cách đây 5-6 năm cũng đã gây bàn tán xôn xao cả thị trấn này vì không biết chủ nhân là ai mà xây dựng, mua sắm thiết bị, vật liệu dường như không cần quan tâm đến việc hết bao nhiêu tiền, chỉ quan trọng là xây làm sao phải cho đẹp là được".

Nội thất trong toà nhà cũng rất khác biệt
Nội thất trong toà nhà cũng rất khác biệt
"Toà nhà đó chúng tôi vẫn gọi là Toà nhà dầu khí bởi trước có do một Công ty Dầu khí mua, mới đây đã bán lại cho người khác. Nhưng có vẻ rất kín đáo vì tuy rộng, chẳng cần cho thuê làm gì. Cuối tuần, thỉnh thoảng chúng tôi thấy có những đoàn xe biển 80 B ra vào", H nói.

Một góc khác của toà nhà
Một góc khác của toà nhà
Chúng tôi tìm đến Uỷ ban nhân dân thị trấn Tam Đảo (huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc), Phó Chủ tịch UBND thị trấn, ông Trần Quang Thà cho biết, trước đây khoảng 6 năm, Công ty Cổ phần Xây lắp Dầu khí Kinh Bắc mua lại mảnh đất mà hiện có toà nhà trên từ Công ty Preprimex, sau đó vào năm 2012, Công ty này lại bán lại cho Công ty TNHH Mai Phương.
"Hiện nay, tôi cũng không biết chủ nhân thực sự của nó là ai, không biết nó có bán lại cho ai nữa không. Chỉ biết mới đây, sau khi có vụ Trịnh Xuân Thanh xảy ra thì cảnh sát điều tra có đến làm việc với UBND thị trấn và yêu cầu không cho thực hiện các hoạt động giao dịch liên quan đến khu đất, toà nhà này. Thì về mặt giấy tờ sở hữu, nó vẫn là tài sản của Công ty TNHH Mai Phương. Còn tôi cũng không biết ông Trịnh Xuân Thanh liên quan gì đến ngôi nhà này", ông Thà cho biết.
Tra cứu trên Cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia, chúng tôi dễ dàng tìm thấy Công ty Cổ phần Xây lắp dầu khí Kinh Bắc (PVC-KB)- một đơn vị liên kết của Tổng công ty Cổ phần Xây lắp dầu khí (PVC) mà ông Trịnh Xuân Thanh khi đó đang làm Chủ tịch. Năm 2010, Công ty này từng công bố kế hoạch đầu tư 190 tỷ đồng để xây dựng Khu nghỉ dưỡng cao cấp dầu khí Kinh Bắc tại chính địa điểm mà chúng tôi đã nêu ở trên.
Tiếp tục tìm đến địa chỉ Công ty Cổ phần Xây lắp dầu khí Kinh Bắc tại 119, đường Huyền Quang, thành phố Bắc Ninh, tiếp xúc một cán bộ của Công ty này, chúng tôi được biết vào thời điểm 2012, do khó khăn, Công ty này đã không thực hiện được dự án xây dựng khu nghỉ dưỡng trên nên đã bán lại cho Công ty TNHH Mai Phương.
"Khi đó chúng tôi bán được với giá 28 tỷ đồng, bằng giá lúc trước chúng tôi đã mua. Thực sự chúng tôi rất mừng và đây là phi vụ thành công vì lúc đó thị trường bất động sản đóng băng, việc mua bán rất khó khăn. Ở thời điểm bán, chúng tôi gần như chưa làm được gì ở mảnh đất này (rộng 3.400 m2), chủ yếu mới san gạt mặt bằng tạm thời thôi", ông này cho biết.
Về thông tin ngôi nhà này từng được rao bán với giá 52 tỷ đồng, ông này cho rằng, mức giá thực tế có thể cao hơn rất nhiều bởi vì khu nhà này có vị trí phong thủy rất đặc biệt, đã được đầu tư lớn, hơn nữa, giá vật liệu, thiết bị vận chuyển lên tận đỉnh Tam Đảo để xây dựng là rất đắt đỏ.
Điều bất ngờ lớn nhất được tiết lộ: Chủ tịch của Công ty TNHH Mai Phương chính là ông Trịnh Xuân Giới, nguyên Phó ban Dân vận Trung ương- cha đẻ của ông Trịnh Xuân Thanh- người đã được xác nhận, vượt biên, trốn thoát sang châu Âu và hiện nay đang bị Cơ quan điều tra, Bộ Công an phát lệnh truy nã.
Ông Trịnh Xuân Thanh liên quan gì?
Mặc dù toà nhà trên từng được coi là tài sản của Công ty TNHH Mai Phương do ông Trịnh Xuân Giới làm Chủ tịch nhưng đã có nghi ngờ đặt ra đó chính là tài sản của ông Trịnh Xuân Thanh, do ông này bỏ tiền ra mua và đầu tư, xây dựng..

Một góc của biệt thự trên đỉnh nui
Một góc của biệt thự trên đỉnh nui
Theo lời một quan chức của một cơ quan nhà nước lớn tại Hà Nội đã từng qua nhà ông Trịnh Xuân Thanh, cách đây khoảng hơn 4 tháng, ông từng được mời lên đây tham gia buổi tiệc mà ông Thanh tổ chức thết đãi nhiều người, mừng việc ông Thanh trúng cử Đại biểu Quốc hội (đạt tỷ lệ phiếu bầu 75%).
Ông này cho biết, ông Thanh thường xuyên lên, nghỉ ở đây như với vai trò của chủ nhà. Theo như lời của chủ nhân ngôi nhà nói với khách thì toà nhà này, được đầu tư lên tới hàng chục tỷ đồng và tổng giá trị của nó (bao gồm cả giá trị tiền sử dụng đất) xấp xỉ 100 tỷ đồng.

Công ty Cổ phần xây lắp dầu khí Kinh Bắc-doanh nghiệp đã bán khu đất trên cho Công ty TNHH Mai Phương do ông Trịnh Xuân Giới- bố đẻ ông Trịnh Xuân Thanh làm Chủ tịch
Công ty Cổ phần xây lắp dầu khí Kinh Bắc-doanh nghiệp đã bán khu đất trên cho Công ty TNHH Mai Phương do ông Trịnh Xuân Giới- bố đẻ ông Trịnh Xuân Thanh làm Chủ tịch
Tuy nhiên, cho đến nay, như xác minh của nhóm phóng viên Dân trí tại toà nhà trên, khối tài sản này đang do một người có biệt danh là D.T quản lý. Tuy nhiên, UBND thị trấn Tam Đảo lại không xác nhận điều này vì trên giấy tờ, nó vẫn thuộc về Công ty TNHH Mai Phương do ông Trịnh Xuân Giới là Chủ tịch và ông này tái khẳng định là hiện cơ quan chức năng yêu cầu chính quyền địa phương không làm thủ tục để cho phép thực hiện giao dịch với toà nhà, khu đất này, chờ kết luận điều tra.
Ở đây, có nhiều câu hỏi đặt ra: Toà nhà trên thực tế có phải là tài sản thực của ông Trịnh Xuân Thanh, nhờ người thân (ông Trịnh Xuân Giới) đứng tên? Nguồn tiền đầu tư ở đâu?. Công ty Cổ phần Dầu khí Kinh Bắc- khi còn là thành viên của Tổng công ty PVC do ông Thanh làm Chủ tịch lại bán toà nhà trên cho chính Công ty do bố đẻ ông Thanh làm Chủ tịch có gì không minh bạch?. Liệu có phải do lường trước khả năng bị khởi tố, ông Trịnh Xuân Thanh cách đây vài tháng đã có dấu hiệu bán toà nhà này, tẩu tán tài sản để chạy ra nước ngoài?. Hiện nay, thực tế ai đang sở hữu, quản lý toà nhà này? Tất cả những vấn đề này đều cần cơ quan chức năng điều tra, làm rõ.
Mạnh Quân-Tuấn Hợp
http://dantri.com.vn/kinh-doanh/biet-thu-tuyet-dep-tren-dinh-tam-dao-va-bong-dang-trinh-xuan-thanh-20161005235255756.htm

Những tấm lòng vàng đến với bà con vùng lũ

Nhằm giúp đồng bào vùng lũ Hà Tĩnh vượt qua khó khăn, sớm ổn định cuộc sống, các tổ chức cá nhân trên cả nước đã quyên góp, ủng hộ cả vật chất, lẫn tinh thần.
TW hội Chữ thập đỏ Việt Nam do Phó Chủ tịch hội Trần Thị Hoàng An dẫn đầu đã đến thăm tặng quà cho nhân dân bị thiệt hại tại xã Cẩm Mỹ, huyện Cẩm Xuyên. Đoàn đã trao tặng 20 thùng dụng cụ gia đình, 6 bình lọc nước và 6 nghìn viên lọc nước. Được biết trong dịp này, TW hội chữ thập đỏ Việt Nam đã trao tặng nhân dân Hà Tĩnh bị thiệt hại do lũ lụt số tiền và hàng trị giá 700 triệu đồng.
 
Đoàn Công tác của Trung ương Đoàn do Bí thư Nguyễn Long Hải làm trưởng đoàn đã đến thăm, trao tặng 10 suất quà, mỗi suất 1 triệu đồng cho 10 em học sinh Trường Tiểu học Hòa Hải và 3 suất quà, mỗi suất 300.000 đồng cho 3 hộ dân khó khăn ở xã Hòa Hải huyện Hương Khê.
Bí thư TW đoàn lưu ý tổ chức đoàn thanh niên ở Hà Tĩnh tiếp tục triển khai hiệu quả các hoạt động tình nguyện, giúp người dân vùng lũ khắc phục khó khăn. Nhân dịp này, Trung ương Đoàn cũng đã trao huy hiệu “Tuổi trẻ dũng cảm” cho 3 đoàn viên có hành động dũng cảm cứu người trong lũ lụt là anh Võ Phong; anh Võ Huân ở xã Vượng Lộc huyện Can Lộc và em Đặng Quốc Vinh, ở xã Tân Lộc huyện Lộc Hà.
Chia sẻ những thiệt hại và khó khăn của người dân vùng lũ Hương Khê, Liên minhHợp tác xã Việt Nam phối hợp với Liên minh hợp tác xã Hà Tĩnh đã đến thăm hỏi, động viên và trao 1.000 thùng mì tôm, 600 thùng nước khoáng, 300 thùng lương khô, 100 thùng bánh kẹo các loại, cùng nhiều vật dụng, quần áo, thuốc men và các nhu yếu phẩm, với tổng trị giá lên đến trên 500 triệu đồng. Liên minh hợp tác xã Việt Nam cũng đã huy động 1 xe tải lớn, 15 xe bán tải chuyên dụng, cùng 100 sinh viên, đoàn viên thanh niên tình nguyện từ về Nội về, phục vụ công tác vận chuyển, cấp phát quà tặng cho nhân dân.
Đại diện Ngân hàng NN&PTNT Chi nhánh Hà Tĩnh đã đến huyện Hương Khê  trao quà hỗ trợ nhân dân vùng lũ. Đoàn đã trao 150 suất quà tại xã Hương Giang và 100 suất quà tại xã Hương Thủy. Mỗi suất quà có giá trị 200 nghìn đồng gồm: lương khô, xúc xích, mì tôm. Đây là những nhu yếu phẩm giúp nhân dân vượt qua khó khăn trước mắt.
Tập đoàn Kim Liên – Hà Nội cùng đại diện các công ty thành viên ở miền Trung đã đến thăm hỏi, động viên gia đình các nạn nhân bị đuối nước và trao quà cho đồng bào bị lũ lụt trên địa bàn huyện Hương Khê và Thành phố Hà Tĩnh. Đoàn đã đến thắp hương và trao 20 triệu đồng hỗ trợ gia đình nạn nhân chị Hồ Thị Loan ở phường Đại Nài, trao 3 triệu đồng hỗ trợ gia đình nạn nhân Nguyễn Văn Đệ ở xã Thạch Trung bị thiệt mạng trong trận lũ vừa qua. 
Ngoài ra đoàn còn trao 27 suất quà trị giá 27 triệu đồng cho các gia đình chịu thiệt hại ở thành phố Hà Tĩnh. Trong dịp này, đoàn cũng đã đến trao 125 suất quà trị giá 50 triệu  đồng cho nhân dân xã Lộc Yên  huyện Hương Khê.
Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam Nguyễn Văn Ngàng và Tổng Biên tập báo Lao Động kiêm giám đốc Quỹ xã hội từ thiện Tấm lòng vàng Lao Động Trần Duy Phương đã đến thăm hỏi và động viên các giáo viên trường mầm non Hương Trạch ở huyện Hương Khê và trường Tiểu học Thạch Đài ở huyện Thạch Hà, những người đang tập trung khắc phục hậu quả sau lũ lụt.
Đoàn đã trao số tiền hỗ trợ mỗi trường 50 triệu đồng để góp phần mua sắm trang thiết bị dạy và học, sửa chữa cơ sở vật chất trường học bị thiệt hại sau lũ lụt. Đoàn cứu trợ Quỹ tấm lòng vàng – tổng Liên đoàn lao động Việt Nam cũng đã đến trao tặng 50 suất quà cho 50 công nhân lao động tại các doanh nghiệp bị thiệt hại trong trận lũ vừa qua trên địa bàn huyện Hương Khê. Mỗi suất quà trị giá 500 ngàn đồng.
Đoàn đã trao trực tiếp tiền và hàng cứu trợ cho 120 hộ dân tại xã Gia Phố, huyện Hương Khê; tới thăm hỏi và hỗ trợ 5 triệu đồng cho gia đình nạn nhân Thân Văn Thuần ở xóm Chi Lệ xã Sơn Lộc huyện Can Lộc, người trước đó bị lũ cuốn trôi.
Ngân hàng Chính sách xã hội Hà Tĩnh phối hợp với Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Vũ Quang vừa đến thăm hỏi, động viên và tặng quà cho các hộ dân bị thiệt hại nặng do đợt lũ lụt vừa qua tại 2 xã Đức Lĩnh và Đức Hương. Trong đợt này Ngân hàng chính sách xã hội Hà Tĩnh đã trao 150 suất quà, mỗi suất quà trị giá 500 ngàn đồng. Số tiền hỗ trợ được trích từ quỹ từ thiện do cán bộ, viên chức trong toàn hệ thống quyên góp.
Nhóm phóng viên 

Thứ Tư, 19 tháng 10, 2016

Hà Tĩnh: Dân vùng lũ bức xúc vì Bệnh viện tổ chức đi du lịch Phú Quốc

Trong khi người dân cả nước đang ngày đêm hướng về đồng bào miền Trung, dành mọi điều kiện về vật chất, tinh thần để chia sẻ phần nào khó khăn với những mảnh đời bất hạnh đang trong cảnh “màn trời chiếu đất”, bữa đói, bữa no do xả lũ ồ ạt, thì Bệnh viện Đa khoa huyện Can Lộc (Hà Tĩnh) lại tổ chức cho cán bộ, viên chức đi du lịch Phú Quốc.
Theo thông tin phản ánh của người dân, sáng ngày 18.10.2016, khi đến khám tại Bệnh viện Đa khoa huyện Can Lộc thì thấy có rất ít bác sĩ và nhân viên y tế đến làm việc. Hỏi thăm thì được biết, Bệnh viện đang tổ chức cho những người này đi du lịch. Vì công việc thăm khám không được thuận lợi như trước nên người dân đã gọi điện đề nghị phóng viên đến xác minh để làm rõ sự việc.
Bệnh viện Đa khoa huyện Can Lộc, cơ quan vừa tổ chức cho cán bộ, nhân viên đi du lịch mà không xin phép cơ quan chủ quản - Sở Y tế.  
“Tôi đã gần 60 tuổi, gần về hưu rồi”
Bác sĩ, chuyên khoa II, ông Lê Thế Nhiên, Giám đốc Bệnh viện Đa khoa huyện Can Lộc xác nhận với PV là có chuyện cán bộ, nhân viên của bệnh viện đi du lịch nhưng đây là hoạt động thường niên, cơ quan tổ chức cho anh em đi tham quan chứng tích chiến tranh.
Cũng theo Giám đốc bệnh viện, đoàn gồm 12 người, thời gian đi là 6 ngày - 5 đêm. Địa điểm du lịch là đảo Phú Quốc và một số địa bàn miền Nam có chứng tích chiến tranh. Chi phí cho một tua du lịch này hết 17 triệu đồng/người, bệnh viện cấp cho 14 triệu, còn 3 triệu đồng, ai đi thì phải đóng góp.
Vị Lãnh đạo này còn cho biết, danh sách cán bộ, nhân viên đi du lịch lần này là do chủ trương của Đảng ủy, được Công đoàn tổ chức. Danh sách ban đầu có cả Giám đốc cùng đi nhưng là Huyện ủy viên cho nên phải ở nhà để tham gia cùng đoàn với huyện và chỉ đạo, bám sát cơ sở. Tuy nhiên khi PV đề nghị được xem hồ sơ thể hiện quá trình bình bầu, xét duyệt thì vị lãnh đạo này chỉ cho xem qua chứ không được phép chụp lại.
PV đặt vấn đề là trước khi tổ chức cho cán bộ, nhân viên đi tham quan du lịch, ông có gửi công văn xin phép Sở Y tế - cơ quan chủ quản hay không? Ông Nhiên khẳng định rằng: “Đây là đơn vị tự chủ về tài chính, nguồn kinh phí này không phải là ngân sách của tỉnh. Họ chỉ quản lý về con người mà thôi. Còn về vấn đề an toàn của cán bộ, nhân viên đi du lịch, nếu có điều gì xảy ra, tôi sẽ chịu hoàn toàn trách nhiệm”.
Bác sĩ, chuyên khoa II, ông Lê Thế Nhiên, Giám đốc Bệnh viện Đa khoa huyện Can Lộc trong trạng thái có phần “chuếnh choáng” do hơi men. Mặt mũi đỏ au, mùi rượu nồng nặc, nhiều câu nói được lặp đi lặp lại.  
Về thông tin có 4 bác sĩ trưởng khoa đi cùng đoàn du lịch, Giám đốc bệnh viện khẳng định một cách chắc chắn là chỉ có Trưởng khoa Nội và Trưởng khoa Ngoại đi thôi. Tuy nhiên khi PV đề nghị cho xem danh sách để nắm rõ chức danh, nhiệm vụ, bộ phận của các thành viên trong đoàn thì ông Nhiên khi thì đổ lỗi cho Kế toán đi vắng, khi lại cho rằng bộ phận Văn thư không nắm được và hứa sẽ cung cấp sau.
PV đặt câu hỏi là số lượng y, bác sĩ đi đông như vậy, thiếu vắng những con người chủ chốt như vậy, liệu có ảnh hưởng đến công tác thăm khám và phòng chống dịch bệnh lây lan sau lũ hay không? Giám đốc Bệnh viện khẳng định rằng: “Tôi đã phân công đầy đủ cả. Vẫn đảm bảo đủ quân số xuống cơ sở để làm công tác chống dịch. Nông thôn mới 35 người có mặt đầy đủ, không ảnh hưởng gì”.
Trước lúc chia tay, ông Nhiên còn nói thêm: “Vì cái này cho nên tôi đã báo cáo với Phó chủ tịch UBND huyện cả rồi, nhưng tôi chỉ báo cáo bằng miệng chứ không làm văn bản”. Thấy vậy, PV thắc mắc về tính pháp lý của “báo cáo miệng” và ai sẽ chịu trách nhiệm thì vị này cao giọng: “Không ai ngoài thủ trưởng phải chịu trách nhiệm. Ông Nhiên phải chịu chứ ai chịu nữa. Có gì xảy ra thì ông Nhiên chịu chứ đổ cho ai nữa. Kỷ luật thì kỷ luật ông Nhiên chứ kỷ luật ai nữa”.
Trong quá trình làm việc tại Bệnh viện, chúng tôi thấy rằng trạng thái của ông Nhiên có phần “chuếnh choáng” do hơi men. Mặt mũi đỏ au, mùi rượu nồng nặc, thái độ bất cần, nhiều câu nói được lặp đi lặp lại: “Tôi đã 60 rồi, gần về hưu rồi, kinh nghiệm đời cũng nhiều rồi, khổ sướng cũng nhiều rồi. Các chú cứ phản ánh, không sao cả, cái đó có Thanh tra Sở”.
Không xin phép Sở Y tế là sai
Sở Y tế Hà Tĩnh, cơ quan chủ quản nhưng không hề hay biết việc Bệnh viện Đa khoa huyện Can Lộc tổ chức cho cán bộ, nhân viên đi du lịch.  
Sau khi nghe chúng tôi phản ánh nội dung vụ việc, Thạc sĩ Trần Thái Sơn, Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Tĩnh liền điện thoại cho nhân viên và hỏi: “Bệnh viện Can Lộc tổ chức cho cán bộ, nhân viên đi du lịch có xin ý kiến Sở Y tế hay không?”. Sau đó cũng chính ông Sơn hỏi tiếp rằng: “Không à?”.
Một lúc sau, ông Sơn lại gọi điện cho ông Nhiên, Giám đốc Bệnh viện Đa khoa huyện Can Lộc và hỏi: “Hình như bên ta đang có tổ chức cho đi du lịch à? Mười người à? Ai làm trưởng đoàn đó? Anh Chung à? Lãnh đạo không có ai đi à? Bên anh có làm công văn xin Sở Y tế không? Tình hình tiếp nhận bệnh nhân khám chữa bệnh ngoài kia như thế nào? Đáng lẽ phải có công văn xin ý kiến của Lãnh đạo Sở Y tế chứ?”.
Sau hai cuộc điện thoại để xác nhận thông tin thì ông Trần Thái Sơn xác nhận có việc Bệnh viện Đa khoa huyện Can Lộc tổ chức cho cán bộ nhân viên đi du lịch nhưng không có văn bản xin ý kiến của Sở Y tế.
Ông Sơn cũng cho biết: “Việc đi du lịch là do Bệnh viện Đa khoa huyện Can Lộc tự tổ chức chứ Lãnh đạo Sở không hề hay bết. Hàng năm, ngành y tế vẫn tổ chức cho cán bộ đi tham quan, du lịch, học hỏi. Đi với số lượng như vậy thì cũng không ảnh hưởng lắm, tuy nhiên đi vào dịp này thì cũng bất lợi”.
PV đặt vấn đề là khi một đơn vị trực thuộc tổ chức đi du lịch mà không có văn bản xin phép cơ quan chủ quản là đúng hay sai, thì Phó Gián đốc Sở Y tế Trần Thái Sơn khẳng định: “Tất nhiên là không đúng rồi. Về nguyên tắc là phải xin phép Sở Y tế, bởi vì còn liên quan đến nhiều thứ. Bình thường không có vấn đề gì thì thôi, có vấn đề gì thì ai chịu trách nhiệm?”.
“Từ trước đến nay, khi các cơ quan, đơn vị trực thuộc tổ chức đi du lịch, họ thường có văn bản xin phép Sở Y tế và Sở cũng chưa từ chối bao giờ. Việc xin phép phải được thượng tôn nhằm đảm bảo công tác quản lý cán bộ”, ông Sơn nói thêm.
Theo Trần Hoàn - Đặng Sơn (Tầm Nhìn)