Tìm kiếm Blog này

Thứ Ba, 24 tháng 2, 2015

 TPHCM: người dân sắp được tham quan đoàn tàu metro số 1

Lê Anh
Thứ Bảy,  21/2/2015, 20:59 (GMT+7)
Phóng to 

Thu nhỏ 

Add to Favorites 

In bài 

Gửi cho bạn bè
Đoàn tàu mẫu đang được trưng bày tại công trường metro thuộc quận 9, TPHCM - Ảnh: Phạm Thanh
(TBKTSG Online) - Một đoàn tàu điện ngầm (metro) mới được Ban quản lý đường sắt đô thị TPHCM vận chuyển từ Nhật Bản về Việt Nam để người dân tham quan và góp ý kiến trước khi đặt hàng nhà sản xuất để phục vụ việc vận hành tuyến metro số 1 (Bến Thành – Suối Tiên) vào năm 2020. Vào đầu tháng 3 người dân sẽ được tham quan đoàn tàu điện ngầm này.
Mô hình đoàn tàu điện ngầm mới được mang về Việt Nam hiện nay có phần bên ngoài được sơn màu xanh da trời. Vỏ tàu được làm bằng nhôm và thép không gỉ, bên trong có hệ thống máy lạnh. Tàu có cửa sổ lớn cùng vách ngăn để phân chia khu vực hành khách đứng và ngồi. Logo của tuyến số 1 được gắn ở phía trước đầu tàu.
Trong giai đoạn 1, đoàn tàu có 3 toa với tổng chiều dài là 61,5 mét, mỗi toa có thể vận chuyển hơn 300 hành khách, với mật độ hành khách đứng tối đa là 8 hành khách/mét vuông. Mỗi bên thành của toa tàu có 4 bộ cửa cho hành khách lên xuống với lối đi rộng gần một mét.
Khi đưa vào vận hành, tiền vé tàu được thu từ cửa vào của nhà ga, vì thế trên tàu không có nhân viên phục vụ. Đoàn tàu được trang bị đầy đủ camera để lái tàu quan sát hoạt động lên xuống của hành khách nhằm xử lý kịp thời các tình huống. Trên tàu cũng được bố trí các móc nắm để hành khách đứng có thể bám vào để bảo đảm an toàn, ngoài ra còn có thiết bị hỗ trợ và chỗ ngồi cho người khuyết tật.
Hệ thống vận hành của đoàn tàu được nối với điện lưới quốc gia. Tuy nhiên, khi có sự cố về điện, máy phát điện dự phòng sẽ cung cấp đủ điện cho đoàn tàu vận hành trong vòng 3 giờ để tàu về được đến ga an toàn.
Theo kế hoạch của Ban quản lý đường sắt đô thị TPHCM, đầu tháng 3-2015 đoàn tàu mẫu sẽ mở cửa để người dân vào tham quan và góp ý kiến về kiểu dáng, màu sắc cho đoàn tàu trong 3 tháng. Sau đó, đơn vị này sẽ tổng hợp ý kiến, tiếp thu và đề nghị nhà sản xuất làm theo yêu cầu của phía Việt Nam.
Dự kiến, đoàn tàu điện ngầm đầu tiên sẽ được đối tác Nhật Bản bàn giao cho phía Việt Nam vào cuối năm 2016. Những năm tiếp theo, 16 đoàn tàu còn lại sẽ được bàn giao để khai thác tuyến metro số 1 vào năm 2020.
Việc mua sắm đầu máy, toa xe và các thiết bị cơ điện cho tuyến metro số 1 đã được Ban Quản lý đường sắt đô thị TPHCM và Công ty Hitachi (Nhật Bản) ký kết hồi giữa tháng 6-2013, với tổng giá trị 37 tỉ yên Nhật (khoảng 370 triệu đô la Mỹ).
Theo hợp đồng được ký kết, Công ty Hitachi sẽ cung cấp các thiết bị gồm đầu máy, toa xe, hệ thống tín hiệu, hệ thống viễn thông, thông tin liên lạc, hệ thống cung cấp điện, hệ thống thu phí tự động và tiện ích trạm depot.
Đồng thời nhà thầu cũng thực hiện khảo sát thiết kế, sản xuất, thi công, cung ứng vật tư thiết bị, kiểm nghiệm, vận hành thử cho toàn bộ dự án. Sau khi hoàn thành, nhà thầu sẽ chịu trách nhiệm triển khai thêm công tác bảo dưỡng cho các hệ thống máy móc thiết bị trong vòng 5 năm sau khi bắt đầu vận hành, trong đó có việc cung cấp linh kiện thay thế, sửa chữa, bảo dưỡng và đào tạo 400 nhân viên kỹ sư.
Hiện nay, tuyến metro số 1 đang thi công đồng loạt bao gồm phần đi trên cao dài 17,1 km từ ga Ba Son đến trạm depot Long Bình (nằm giáp với tỉnh Bình Dương). Còn đoạn đi ngầm cũng đang được thi công đoạn từ ga Nhà hát Thành phố đến ga Ba Son. Theo kế hoạch đến năm 2020 sẽ đưa vào vận hành tuyến metro này.
Sau khi hoàn thành, với tốc độ chạy tàu tối đa là 80 km/giờ trong đường hầm và 110km/giờ trên cầu, thời gian đi từ Suối Tiên vào trung tâm thành phố mất chưa tới 30 phút.
Tuyến tàu điện ngầm số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) dài 19,7 km, trong đó đoạn đi ngầm dài 2,6 km, đoạn đi trên cao dài 17,1 km. Toàn tuyến có 14 nhà ga gồm 3 ga ngầm và 11 ga trên cao.
Dự án có tổng mức đầu tư ban đầu là 1,09 tỉ đô la Mỹ bằng vốn vay ODA và vốn ngân sách. Tuy nhiên, do một số hạng mục của dự án được điều chỉnh, cộng với sự biến động về giá đô la Mỹ nên tổng mức đầu tư của dự án hiện nay đã tăng gần gấp đôi lên 2,07 tỉ đô la.
Mời đọc thêm:

Bến xe kẹt cứng vì người dân ùn ùn về thành phố sau Tết

(ĐSPL) - Sau kỳ nghỉ Tết, các bến xe kẹt cứng khi người dân từ các tỉnh ùn ùn đổ về thành phố để bắt đầu cho ngày làm việc đầu tiên của năm mới.
Bến xe kẹt cứng vì người dân ùn ùn về thành phố sau Tết - Ảnh 1

Tại các bến xe Mỹ Đình, Giáp Bát, chiều 23/2 là thời điểm đông khách nhất kể từ Tết Ất Mùi (Ảnh Vnexpress).

Theo ghi nhận của PV Dân trí, từ trưa nay (23/2), sau 9 ngày nghỉ Tết Nguyên đán, dòng người từ các tỉnh liên tục theo những chuyến xe khách đổ về Hà Nội ngày một đông.
Tại khu vực bãi sau của bến xe Giáp Bát (Hà Nội), các nhà xe liên tục trả khách, hàng nghìn người tay xách nách mang, đồ đạc lỉnh kỉnh vội vã đón xe về nơi ở của mình để chuẩn bị cho ngày làm việc đầu tiên của năm vào ngày mai (24/2).
Tại bến xe Mỹ Đình, Gia Lâm, Nước Ngầm…, các nhà xe đầy ắp khách từ các tỉnh thành liên tục vào bến trả khách khiến các bến xe luôn trong tình trạng đông nghẹt người. Các phương tiện vận tải hành khách nội đô như xe buýt, taxi, xe ôm phải hoạt động hết công suất để phục vụ hành khách.
Bến xe kẹt cứng vì người dân ùn ùn về thành phố sau Tết - Ảnh 2

Người dân các tỉnh đổ về cửa ngõ Thủ đô như Phạm Văn Đồng, Nguyễn Xiển, Phạm Hùng, Giải Phóng. Ảnh: VnExpress.

Còn theo ghi nhận của PV VOV, đến cuối giờ chiều ngày hôm nay, tại các tuyến đường cửa ngõ thành phố như Phạm Văn Đồng, Phạm Hùng, Nguyễn Trãi – Trần Phú, Giải Phóng… áp lực giao thông đã tăng lên rõ rệt, nhiều nơi đã xuất hiện ùn ứ cục bộ như ngã tư Khuất Duy Tiến – Nguyễn Trãi, ngã tư Lê Văn Lương – Khuất Duy Tiến, Phạm Văn Đồng – Hoàng Quốc Việt… Lực lượng cảnh sát giao thông, thanh tra giao thông đã túc trực để điều tiết giao thông.
Được dẫn lời trên báo Thanh niên, ông Nguyễn Mạnh Tuấn, Phó giám đốc Bến xe Mỹ Đình cho hay: Ngay từ sáng sớm ngày 23/2, lượng khách các tỉnh đổ về bến Mỹ Đình đã bắt đầu đông. Tới chiều cùng ngày, lượng khách càng tăng vọt. Ước tính, trong ngày 23, có khoảng 30.000 lượt khách đổ về bến Mỹ Đình, tăng khoảng 50% so với ngày thường.
Ông Nguyễn Tất Thành, Giám đốc Bến xe Giáp Bát, cho biết ước tính lượng khách về bến trong ngày 23/2 đạt khoảng 20.000 lượt, tăng 50% so với ngày thường. Để kịp thời giải tỏa giao thông, bến xe đã phối hợp với các lực lượng chức năng như Cảnh sát giao thông, thanh tra giao thông phân luồng từ xa trên đường Giải Phóng để tránh ùn tắc cục bộ khu vực ra vào bến xe; phối hợp với các đơn vị vận tải xe buýt tăng tần suất vận chuyển để đảm bảo giải tỏa hết lượng khách có nhu cầu đi xe.
MINH ANH (T.H)

Thứ hai, 23/2/2015 | 19:51 GMT+7
Chia sẻ bài viết lên facebookChia sẻ bài viết lên twitterChia sẻ bài viết lên google+|

Người dân ùn ùn về thành phố sau Tết

Sau 9 ngày nghỉ Tết Ất Mùi, hàng nghìn người ngồi chật kín trên những chuyến xe khách, hay mang hành lý cồng kềnh trên những xe máy ùn ùn đổ về Hà Nội và TP HCM.
Đầu giờ chiều 23/2 (mùng 5 Tết), nhiều tuyến đường cửa ngõ thủ đô Hà Nội như Phạm Văn Đồng, Nguyễn Xiển, Phạm Hùng, Giải Phóng, Ngọc Hồi đã bắt đầu đông đúc bởi hàng nghìn người dân từ khắp các tỉnh đổ về.
 
Nhiều gia đình lựa chọn xe máy làm phương tiện đi lại, khi ra Hà Nội mang theo đồ đạc lỉnh kỉnh chất đầy sau xe.
 
Xe khách nối đuôi nhau tại Mỹ Đình, Giáp Bát gây ùn ứ trước cổng bến xe. Đây là thời điểm bến đông nhất kể từ đầu Tết đến nay.
 
Các tuyến Ninh Bình, Thái Bình, Nam Định, Hà Nam luôn trong tình trạng quá tải khách.
 
Ngồi trên những chiếc xe nhồi nhét, nữ hành khách này vừa bước xuống xe đã vội vã chạy ra hàng rào của bến Giáp Bát để nôn.
 
Đi từ Phủ Lý (Hà Nam), hai bố con anh Hoà và bé Phương Anh bắt xe từ bến nên có ghế ngồi trên xe. "Hai bố con nên cũng không nhiều đồ đạc, đỡ vất vả. Có mỗi con gà trống được các cụ ở quê cho để cúng rằm tháng Giêng", anh Hoà vui vẻ chia sẻ.
 
Trong cốp của hầu hết chuyến xe khách đều chất đầy đồ đạc. Đến 17h chiều, nhiều tuyến phố thủ đô trở nên đông đúc, tuy nhiên không xảy ra ùn tắc nghiêm trọng.
 
Tại TP HCM, từ chiều 22 và 23/2 (nhằm ngày mùng 4 và mùng 5 Tết), đông đảo người dân bắt đầu quay trở lại chuẩn bị cho ngày làm việc đầu tiên. Đông nhất là cửa ngõ ở xa lộ Hà Nội, bến xe miền Đông, bến xe miền Tây...
 
Tại bến phà Cát Lái, lượng người từ hướng Đồng Nai, Vũng Tàu cũng ùn ùn đổ về TP HCM. Theo xí nghiệp phà Cát Lái, trong ngày mùng 4 Tết, lượng khách tăng 30% so với ngày thường, riêng ngày 5 Tết lượng khách tăng khoảng 10%. Ước tính lượng khách trong những ngày gần đây tăng khoảng 65 đến 70 nghìn lượt. 
 
Tại cửa ngõ phía Tây, chiều mùng 5 Tết, hàng chục nghìn người, chủ yếu di chuyển bằng xe máy nối nhau tiến về TP HCM khiến quốc lộ 1 đoạn từ Bến Lức (Long An) đến Tân Kiên (Bình Chánh) đông nghịt. "May mắn là cửa ngõ thành phố giờ đã có nhiều hướng rẽ, nếu không tình trạng kẹt xe chắc chắn xảy ra", chị Tuyền, quê Bến Tre nói.
 
Trải qua chặng đường hơn 100 km, nhiều trẻ em tỏ ra mệt mỏi.
 
Nhiều cây trái, vật nuôi quen thuộc ở quê được người dân gói ghém, treo lủng lẳng phía sau xe đưa về TP HCM. 
 
Phương Sơn - An Nhơn

Bến xe kẹt cứng vì người dân ùn ùn về thành phố sau Tết

Bến xe kẹt cứng vì người dân ùn ùn về thành phố sau Tết

Hàng vạn người tới xem Kỷ niệm 226 năm chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa

(ĐSPL) - Sáng 23/2 (mồng 5 Tết) hàng vạn người dân Thủ đô đã đến tham dự Lễ hội Gò Đống Đa kỷ niệm 226 năm chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa (1789-2015).
Tới dự và dâng hương kỷ niệm có Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Bí thư Thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị...
Hàng năm, cứ vào ngày mùng 5 Tết, để tưởng nhớ chiến công của vị anh hùng áo vải Quang Trung - Nguyễn Huệ lễ hội Gò Đống Đa lại được trang trọng diễn ra.
Hàng vạn người tới xem Kỷ niệm 226 năm chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa  - Ảnh 1

Lịch sử vị anh hùng áo vải Quang Trung - Nguyễn Huệ

được tái hiện.

Theo sử sách, ngày này cách đây 226 năm, vào mùa xuân năm Kỷ Dậu 1789, nghĩa quân Tây Sơn, dưới sự chỉ huy của người anh hùng áo vải Quang Trung - Nguyễn Huệ đã hành quân thần tốc, bất ngờ tiến công vào kinh thành Thăng Long. Đỉnh cao là trận chiến sáng ngày mùng 5 Tết Kỷ Dậu, đánh tan hơn 29 vạn quân xâm lược Mãn Thanh, giải phóng kinh thành Thăng Long, giải phóng đất nước.
Trong lễ hội có các tiết mục rước kiệu, kịch tái hiện lại chiến công năm xưa của vị vua áo vải Quang Trung. Lễ hội kéo dài đến hết mùng 5 Tết.
Theo ghi nhận của PV, mặc dù thời tiết nắng nóng từ lúc ban sáng, nhưng có hàng ngàn người dân và du khách trong lẫn ngoài thủ đô đã đến cùng tham gia lễ hội khiến không khí hết sức náo nhiệt.
Hàng vạn người tới xem Kỷ niệm 226 năm chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa  - Ảnh 2

Hàng vạn nhân dân và du khách thập phương

tham gia lễ hội Gò Đống Đa.

Hàng vạn người tới xem Kỷ niệm 226 năm chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa  - Ảnh 3

Khu vực đền thờ.

Hàng vạn người tới xem Kỷ niệm 226 năm chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa  - Ảnh 4

Phần lễ hội.

Hàng vạn người tới xem Kỷ niệm 226 năm chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa  - Ảnh 5

Màn đánh đuổi giặc ngoại xâm được tái hiện.

Hàng vạn người tới xem Kỷ niệm 226 năm chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa  - Ảnh 6

Tượng đài người anh hùng áo vải Quang Trung.

LÂM ANH