Tìm kiếm Blog này

Thứ Sáu, 30 tháng 1, 2015

Tiểu thương Nha Trang biểu tình

CTV DLB - Sáng sớm ngày 30/01/2015, rất đông bà con tiểu thương chợ Đầm (Nha Trang) đã có cuộc biểu tình phản đối dự án xây mới chợ Đầm Tròn và phản đối sự thiếu minh bạch trong phân chia lại khu vực kinh doanh. Toàn bộ công an thành phố Nha Trang và các lực lượng chức năng đã chặn các ngả dẫn tới đường Trần Phú, đoạn gần UBND tỉnh.

Khi tìm hiểu thông tin tại hiện trường, một số tiểu thương cho biết, dự án xây mới chợ Đầm Tròn có nhiều khuất tất.

Dự án chợ Đầm Nha Trang do công ty Cổ phần Sông Đà – Nha Trang làm chủ đầu tư, được cấp phép vào ngày 28/08/2013.

Trên bản vẽ quy hoạch mới, chợ Đầm sẽ được xây dựng lại theo hình vòng cung, tại khu vực giáp đường Nguyễn Hồng Sơn, vị trí nằm sau khu nhà tròn của chợ Đầm hiện tại. 

Bà con tiểu thương chợ Đầm phản đối việc phá dỡ nhà tròn vì đây là công trình được xây dựng từ những năm 1970 do kiến trúc sư Ngô Viết Thụ thiết kế.


Chính kiến trúc đặc biệt theo hình bông sen nở này là điểm nhấn chính khiến chợ Đầm trở thành một trong những địa chỉ du lịch và là biểu tượng của thành phố Nha Trang.

Bên cạnh đó việc phá dỡ chợ cũ và xây dựng mới ở nhiều nơi tại Việt Nam không hiệu quả, khiến tình trạng buôn bán ế ẩm cũng là điều làm bà con tiểu thương lo ngại.

Việc chủ đầu tư Công ty Cổ phần Sông Đà – Nha Trang huy động vốn khi công trình chưa xây xong, dẫn tới việc phân chia vị trí kinh doanh không công khai minh bạch gây trở ngại cho tiểu thương buôn bán lâu năm tại chợ Đầm cũng là vấn đề.

Ngày 19/01/2015 vừa qua, BQL chợ Đầm và Công ty Cổ phần Sông Đà – Nha Trang đã tổ chức họp tiểu thương để thông báo kế hoạch xây dựng và sử dụng chợ Đầm mới nhưng chưa đạt được thỏa thuận với bà con vì nhiều điểm thắc mắc và yêu cầu bảo vệ quyền lợi của tiểu thương vẫn chưa được giải đáp thỏa đáng.


Công an và các lực lượng chức năng chặn tại các ngả

Ảnh: Sushi

Thứ Năm, 29 tháng 1, 2015

 MỘT LẦN NỮA THỬ NHẬN DIỆN TRANG MẠNG CHÂN DUNG QUYỀN LỰC

Posted by adminbasam on 29/01/2015
Đào Như      
27-01-2015        
Ngược dòng, lần theo ‘Bài đăng cũ hơn’ tôi mới hay “Chân Dung Quyền Lực “ đến với quần chúng dân cư mạng từ ngày 22-7-2011, nghĩa là cách đây trọn đúng 3 năm 6 tháng. Trang mạng Chân Dung Quyền Lực-CDQL- trong số ra mắt với bài: “Tố cáo Nguyễn Hòa Bình bí thư tỉnh ủy Quảng Ngãi: Sau khi bị phanh phui nhiều sai phạm, Nguyễn Hòa Bình bị kỷ luật nhưng nhờ dâng vợ cho cấp trên là ông Lê Thế Tiệm nên Bình được thoát nạn…”(1).
Cũng như mọi bài viết khác của CDQL trong suốt hơn 3 năm, bài “Tố cáo Nguyễn Hòa Bình” không có tên tác giả. Mặc dầu thế, tác giả của bài viết tố cáo đích danh thủ phạm, tên họ, chức năng, bằng chứng tội phạm có hình ảnh văn bản rõ ràng, cụ thể. Điều này chứng tỏ tác giả phải là ‘tay trong’, nằm trong chính quyền nhà nước, phải là dòi trong xương dòi ra.
Mới đọc thoáng qua, tôi cứ tưởng đây là chuyện tham nhũng, chuyện hối lộ dưới hình thức tình dục, chuyện thường tình trong hàng ngũ huyện ủy, tỉnh ủy của chế độ CSVN. Đâu có ngờ khi đọc kỹ hơn, mới biết Nguyễn Hòa Bình là một nhân vật tầm cỡ trong hàng ngũ cấp lãnh đạo CSVN, có nhiều khả năng làm Viện Trưởng Viện Kiểm Sát Nhân Dân Tối Cao mà lại là người bất nhân, đã từng hãm hại những người không chịu thỏa mãn tham vọng quyền lực, cũng như tham vọng tham nhũng của ông ta. Đặc biệt bài “Tố Cáo Nguyễn Hòa Bình” xuất hiện vào lúc Hội Nghị Trung Ương 2 chuẩn bị khai mạc.
Như vậy, ngay từ trang mạng đầu tiên, CDQL nhầm báo động đảng CSVN tệ trạng tham nhũng trong hàng ngũ lãnh đạo đã đến lúc nghiêm trọng cũng nhầm làm áp lực trên Hội Nghị Trương Ương 2.
Sau khi tiếp cận được trang mạng CDQL trong 4 tháng qua gần đây, quần chúng dân cư mạng mới hay nội dung CDQLgồm toàn những chủ đề lớn: Tham nhũng và Lạm dụng quyền lực trong hàng ngũ lãnh đạo của đảng CSVN. Bản cáo trạng có bằng chứng cụ thể, có hình ảnh, có văn bản, có ghi âm, video, một cách khoa học chính xác, được viết dưới với văn phong trong sáng minh bạch chứng tỏ rằng tác giả là những người người có học, có hiểu biết, có trách nhiệm. Trong suốt hơn 3 năm qua, những kẻ bị tố cáo phải ngậm miệng, không đưa ra được, ngay cả một lời tranh cãi hay tư biện hộ. Phản ứng của quần chúng dân cư mạng trong 4 tháng qua đã trở nên dữ dội, sục sôi, tác động đa chiều, mạnh mẽ, tai hại, xoi mòn quyền lực lãnh đạo của Nhà Nước và Chính phủ Việt Nam. Trang mạng CDQL chỉ mặt đặt tên tố cáo đích danh với tội trạng lạm dụng quyền lực, bao cáp, tham nhũng, bè phái, âm mưu hãm hại người khác. Từ những nhân vật của Ban Chấp hành Trung ương, thành viên Bộ Chính Trị, các chóp bu lãnh đạo Ba Đình đến Chủ tịch Quốc Hội, các đại biểu Quốc Hội, từ các Thứ, Bộ trưởng đến các Tuớng lãnh: Nguyễn Phú Trọng, Trương Tấn Sang, Nguyễn Sinh Hùng, Nguyễn Xuân Phúc, Phạm Quang Nghị, Phùng Quan Thanh, Lê thanh Hải, Trương Hòa Bình, Nguyễn Hòa Bình…tất cả hầu như có chung tội trạng: lạm dụng quyền lực, độc tài, bao cáp, tham nhũng…Nhưng tác giả của các bài báo CDQL không hề đưa ra biện pháp trừng phạt hay kỷ luật. Vì thế sau khi đọc trang mạng CDQL hôm 22 tháng 7-2011 tôi không rõ số phận của Nguyễn Hòa Bình ra sao? Tôi đã phỏng đoán sai lầm cho rằng chắc là bi đát lắm. Nhưng khi tiếp cân trang mạnh CDQL mới nhất hôm 26-1-2015 qua bài viết:” Điểm Mặt Hàng loạt căn nhà mặt tiền, biệt thự, căn hộ cao cấp của gia đình Viện Trưởng VKSND Tối cao Nguyễn Hòa Bình tại Hà Nội “ (2) tôi mới hay Nguyễn Hòa Bình chẳng những không bị kỷ luật mà còn được cất nhắc lên làm Viện trưởng Viện Kiểm Sát Nhân Dân Tối Cao. Trách nhiệm trước mắt hôm nay của VKKSND Tối cao là phòng chống, tố cáo, tham nhũng. Thật là khôi hài, hôm đến dự lễ và chỉ đạo VKSND tại Hà Nội, TBT Nguyễn Phú Trọng khẳng định và ngợi khen toàn ngành VKSND Hà Nội là trong sạch và cho rằng “Cán bộ làm công tác mà tay đã nhúng chàm (nghĩa là đã từng tham nhũng) thì không thể chống lại được tham nhũng…”.(3) Và sau đó Viện trưởng Nguyễn Hoà Bình long trọng khẳng định toàn ngành sẽ quán triệt chỉ đạo của tbt Nguyễn Phú Trọng “. Nghĩa là hứa sẽ không tham nhũng…Các báo Thanh Niện, Tuổi Trẻ, Người Lao Động …đồng loạt nêu lên câu đối đáp giữa TBT Nguyễn Phú Trọng và Viện Trưởng Nguyễn Hòa Bình với ngụ ý đầy bí ẩn. Theo tôi đó chẳng qua là Ngưu tầm Ngưu-Mã tầm Mã. Những kẻ giống nhau thường đề cao nhau hầu bao che cho nhau. Chớ lẽ nào TBT Nguyễn Phú Trong không được quá khứ tham nhũng của Viện trưởng VKSND Tối cao-Nguyễn Hòa Bình.
Nhờ đọc trang mạng CDQL: “Mũi Thuyền Xé Sóng- Mũi Cà Mau’ hôm 25-1-2015 (4) tôi mới được biết rằng các nhân vật của Ban Chấp Hành Trung Ương-BCH-TU, thành viên Bộ Chính Trị-BCT- cũ xa xưa cũng không được tha, tất cả đều bị sờ lưng, đều bị các bài báo của trang mạng CDQL chỉ mặt tố giác, nhất là các vị nguyên Tổng Bí Thư, nguyên Chủ Tịch Nước:
- Nguyễn Văn Linh: Thủ đoạn, thành kiến
- Đỗ Mười: Mắc bệnh Bảo Thủ, Gia trưởng
Lê Khả Phiêu: Thủ cựu, bè phái
Nông Đức Mạnh: Yếu kém toàn diện…
- Và những ai nữa…
Nói chung, mấy ông này mặt ông nào cũng dính lọ lạm dụng quyền lực, tham nhũng, bè phái, bảo thủ. bao cáp, tính tình nham hiểm, âm mưu ám hại những kẻ đối trọng với mình.
Cũng trên trang mạng CDQL hôm 25-1-2015, qua bài viết:“Mũi thuyền Xé sóng-Mũi Cà Mau” tác giả có đề cập đến trường hợp của cố Thủ Tướng Võ Văn Kiệt: “Năm 1995 uy tín Thủ tướng Võ Văn Kiệt lúc đó lên rất cao. Ông có hy vọng trở thành ứng cử viên cho chức Tổng Bí Thư vào Đại Hội VIII, vì lúc đó ông Đỗ Mười đã 80…”. Thủ tướng Võ Văn Kiệt liền bị nhóm Nguyễn Văn Linh, Đỗ Mười, Lê Đức Anh, Đào Duy Tùng, Nguyễn Đức Bình, Nguyễn Hà Phan liền dàng dựng nên những sự tích nhầm bêu xấu ông , tìm cách chụp mũ ông. Và họ đã thành công. Cố Thủ Tướng Võ Văn Kiệt bị loại trừ khỏi sân chơi chính trị Hà Nội từ đó. Tuy nhiên tác giả tiếp tục đào sâu những sai lầm, những bịa đặt của nhóm Nguyễn văn Linh, Đỗ Mười…và đồng thời ca tụng cuộc đời và đạo đức cách mạng, tư tưởng tiến bộ dân chủ của cố Thủ Tướng Võ Văn Kiệt, chính ông đã đề xuất đa phương hóa đa diện hóa nền ngoại giao Việt Nam.
Nhưng tại sao đạo đức cách mạng của cố Thủ Tướng Võ văn Kiệt được đề cao được ca tụng vào thời điểm này? Có người cho rằng cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt có quan hệ mật thiết với Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng hôm nay. Thân phụ của ông Dũng là người bảo vệ của cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt. Trong thời mật khu kháng chiến, thân phụ của ông Dũng bị thương nặng trong một cuộc đụng độ trong lúc bảo vệ ông Kiệt. Tuy được cấp cứu phẫu thuật điều trị tốt, vết thương lành lặn, nhưng sức khỏe của ông tiếp tục hao mòn không bình phục được như xưa. Những năm 60 ông thấy mình khó sống lâu hơn nữa, ông bèn đứa con trai của ông, Nguyễn Tấn Dũng, lúc đó còn thiếu thời, đến gửi gấm với thủ trưởng của ông, ông Võ Văn Kiệt và nhờ ông Kiệt chỉ dạy Nguyễn Tấn Dũng cho nên người. Từ đó, Nguyễn Tấn Dũng lớn lên dưới bóng râm của ông Võ Văn Kiệt. Đó là giai thoaị lịch sử của mối quan hệ giữa cố Thủ tướng Võ văn Kiệt và đương nhiệm Thủ tương Nguyễn Tấn Dũng. Mặc dầu chưa có văn bản kiểm chứng, nhưng dựa trên quá khứ đấu tranh và trên chiều hướng tư tưởng lãnh đạo chính trị của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phản ảnh những nét đậm đặc về tác phong và chiều hướng lãnh đạo chính tị của cố Thủ tướng Võ văn Kiệt. Do đó một số ngưới, ngay cả các cán bộ cao cấp ở Hà Nội cũng cho rằng mối quan hệ bi tráng giữa cố Thủ tướng Võ Kiệt và đương nhiêm Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng là điều có thật.  
Do đó không ai ngạc nhiên khi thấy ở cuối bài viết “Mũi thuyền xé sống-Mũi Cà mâu” trên trang mạng CDQL hôm 25-1-2015, tác giả quay sang đề cao Nguyễn Tấn Dũng:
“Trình độ nhận thức của các ủy viên Bộ Chính Trị hiện tại rất yếu, không theo kịp bánh xe lịch sử, cứ loay hoay bám víu giao điều cũ nát. Hình như một mình Nguyễn Tấn Dũng có những thay đổi từ nhận thức trong thời gian gần đây, nhất là từ vụ Giàn Khoan HD-981. Thảng hoặc ông có những phát biểu khá táo bạo, hợp với lòng dân hơn…Khi nói về mối quan hệ Việt Trung, ông nói: “Không thể đánh đổi chủ quyền quốc gia lấy tính hữu nghị viễn vông…Không có câu chuyện nhà anh cũng là nhà tôi…Chỉ ông Dũng dám nói” người dân được làm tất cả những gì pháp luật không cấm”, ông công khai đề nghị phải có luật biểu tình, được đưa thông tin lên mạng, tôn trọng quyền được biết của dân. Ông ủng hộ gia đình Đoàn Văn Vượn. Những bài phát biểu của ông có mang chút hơi hướng của nhân văn, của khai phá…Lý lịch của ông rõ ràng không mờ ám như Lê Đức Anh. Đời tư của ông trong sạch, không ngoại tình tai tiếng như Lê Khả Phiên, hay Nông Đức Mạnh…” Do đó ông Nguyễn Tấn Dũng không sợ cánh bảo thủ có thể chụp mũ ông như họ đã làm với Trần Xuân Bách hay Võ Văn Kiệt.
Sau khi đề cao Thủ tướng Dũng, tác giả nhìn về nhóm Nguyễn Phú Trọng, Trương tấn Sang, Phùng Quang Thanh…Tác giả miêu tả tbt Nguyễn Phú Trọng như một kẻ gian dối vờ vĩn khóc lóc vì xin kỷ luật mà BCH không cho. Chủ tịch Trương Tấn Sang, thiếu thẳng thắng, hay “bóng gió” “đồng chí X”, “bầy sâu”,“cay đắng lắm!”. Bộ trưởng Quốc Phòng, đại tướng Phùng Quang Thanh thì ăn không nên đọi, nói chẳng nên lời và nhu nhược trước Trung Quốc…
Kết thúc bài viết, tác giả đánh gia ông Dũng như sau:“Ông Dũng đã vượt lên như một người thuyền trưởng. Liệu ông có thể đưa con thuyền vượt qua sóng gió. Liệu ông có thể trở thành mũi thuyền rẽ song ra khơi?”. Trong thực tế, trong suốt những tháng qua, không phải chỉ một mình Thủ tướng Dũng được trang mạng CDQL nói đến và ngơị ca. Bên cạnh ông Dũng, trang mạng CDQL cũng đề cập đến Phó Thủ Tướng Vũ Đức Đam, Phó Thủ tướng kim Ngoai trưởng Phạm Bình Minh, Bộ trưởng Đinh La Thăng… với lời xưng tụng rất nồng hậu. Nhất là Phó Thủ tướng Vũ Đúc Đam được coi như người tiến bộ, đối thoại cởi mở với thế hệ trẻ, không lạc hậu, không giáo điều, và được xem như là nhà lãnh đạo thế hệ trẻ của ViệtNam hôm nay…
   Tuy nhiên về trang mạng Chân Dung Quyền Lực vẫn còn có nhiều câu hỏi hơn cần được chia sẻ rộng rãi với quần chúng dân cư mạng. Tại sao trang mạng CDQD đã xuất hiện từ lâu tròn đúng 3 năm 6 tháng (từ ngày 22-7-2011), nhưng mãi đến 4 tháng gần đây đồng bào trong nước và hải ngoại mới được tiếp cận nội dung của trang mạngCDQL? Trong khoảng thời gian gần 3 năm 2tháng (thời gian mà dân cư mạng không hay biết gì sự hiện hữu của trang mạng CDQL) những ai là người đã đọc trang mạng này? Chắc chắn trong đó có ĐCSVN, Chính phủ và Nhà Nước Việt Nam. Tại sao tất cả đều im hơi lặng tiếng? Chủ máy trang mạng CDQL là ai? Hiện đang ở đâu? Mục đích của trang mạng CDQL là gì? Đâu là cứu cánh của trang mạng CDQL? Do đâu mà quần chúng dân cư mạng mới được hay biết và tiếp cận được nội dung trang mạng CDQL trong 4 tháng gần đây?
Biết đến bao giờ những câu hỏi trên mới được trả lời thỏa đáng? Phải chăng, phải đợi đến khi nào Chuyên Chính Vô Sản hoàn toàn biến mất, đất nước thật sự đổi mới mở cửa, những ai đó mới dám nói lên sự thật về trang mạng Chân Dung Quyền Lực ?
ĐÀO NHƯ

Chia sẽ :
 Cách đây 1 tuần, chúng tôi nhận được những tài liệu hết sức đắt giá về một vụ chạy án chấn động trong nội bộ cấp cao ngành kiểm sát, liên quan trực tiếp đến Viện trưởng Viện KSND Tối cao Nguyễn Hòa Bình. Qua quá trình thẩm tra, chúng tôi xác nhận đây là thông tin xác thực, xin tổng hợp và tóm tắt với độc giả.

Viện trưởng Viện KSND Tối cao Nguyễn Hòa Bình là người nắm quyền sinh sát mà lại rất gian manh, không chỉ kiếm tiền qua con trai Nguyễn Tuấn Anh mà còn thông qua Viện phó Nguyễn Hải Phong và Phó thủ trưởng cơ quan điều tra Viện KSND Tối cao Lại Viết Quang, chỉ đạo Quang mượn tay vợ chồng “Liên – Tỷ” (tức bà Trần Thị Bích Liên và ông Vương A Tỷ, địa chỉ 118/10 đường 1-5, phường B’Lao, thành phố Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng là chủ của công ty TNHH V.A.T) để làm 2 dự án tại Lâm Đồng với tổng giá trị lên đến 750 tỷ đồng. Tháng 8/2013, vì có hành vi gian dối, lừa đảo, bà Liên bị ông Vũ Văn Diến, Viện trưởng VKSND tỉnh Lâm Đồng phê chuẩn lệnh tạm giam để điều tra về hành vi lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản của nhiều người. Trước nguy cơ bị lộ nguồn vốn bí mật, ông Nguyễn Hòa Bình đã chỉ đạo Viện phó Nguyễn Hải Phong và Phó thủ trưởng cơ quan điều tra Lại Viết Quang trực tiếp dàn xếp với cấp dưới là ông Vũ Văn Diến.

Dự án “Chợ Trung tâm Bảo Lộc” đang chuẩn bị khánh thành và dự án “Khách sạn và Văn phòng cho thuê” với tổng trị giá 750 tỷ chuẩn bị khởi công của dàn lãnh đạo Viện KSND Tối cao

Tháng 11/2013, Viện trưởng Viện KSND Tối cao Nguyễn Hòa Bình phát đi chỉ thị miệng yêu cầu đình chỉ vụ án vợ chồng “Liên – Tỷ” nhưng ông Viện trưởng Viện KSND tỉnh Lâm Đồng Vũ Văn Diến vẫn phớt lờ, tiếp tục phê chuẩn lần 2, gia hạn thêm 4 tháng tạm giam để mở rộng điều tra theo đề xuất của ông Lê Tự Mật, Phó Viện trưởng Viện KSND huyện Đức Trọng

Bà Trần Thị Bích Liên, GĐ công ty V.A.T

Vì bị khinh thường, Viện trưởng Viện KSND Tối cao Nguyễn Hòa Bình đã vô cùng tức giận, lập tức chỉ đạo Viện phó Nguyễn Hải Phong ra tay “bằng biện pháp mạnh” với Viện trưởng Viện KSND tỉnh Lâm Đồng Vũ Văn Diến. Tháng 3/2014, kế hoạch đã hoàn chỉnh và đích thân Phó thủ trưởng cơ quan điều tra Viện KSND Tối cao Lại Viết Quang trực tiếp chỉ đạo. Ông Vũ Văn Diến và đàn em Lê Tự Mật dễ dàng sa vào cạm bẫy chết người khi mọi chứng cứ về việc nhận tiền chạy án, ăn chơi trác táng đã bị tay chân của ông Lại Viết Quang ghi âm, ghi hình đầy đủ. Ngày 6/6/2014, Lại Viết Quang đã gửi đến nhà riêng Lê Tự Mật lá thư nặc danh in bằng tờ giấy A4 kèm theo đĩa USB chứa các đoạn ghi âm, ghi hình trên.

Lá thư được ông Lại Viết Quang, Phó thủ trưởng cơ quan điều tra, Viện KSND Tối cao gửi đến nhà riêng ông Lê Tự Mật, nội dung ghi rõ về nguồn vốn của dự án chợ Bảo Lộc “của anh em bọn anh” và đe dọa: “Nếu anh sử dụng chứng cứ này để minh oan cho bà Liên và thu hồi vốn thì quá dễ và nhanh chóng. Nhưng cuộc đời chú, sự nghiệp, công danh… sẽ ra sao

Thế là rõ, Phó thủ trưởng cơ quan điều tra Viện KSND Tối cao đã xác nhận vốn đổ vào dự án của vợ chồng “Liên-Tỷ” là “của anh em bọn anh” và muốn được xử lý êm thấm, không ồn ào vụ này. Hãy xem những nội dung mà ông Lại Viết Quang nhấn mạnh là “một số file đặc trưng để chú biết trách nhiệm của mình phải làm gì… để cả nhà cùng được vui”:

Các nội dung ghi âm:

  • 07:25 ngày 22/3/2014: Tay chân của ông Lại Viết Quang trong vai trò người chạy án, tạm gọi là “L” (mà các ông Lại Viết Quang, Lê Tự Mật, Vũ Văn Diến là những người trong cuộc biết rõ là ai) khôn khéo mớm lời để Lê Tự Mật gợi ý: “trước mắt phải đưa cho bác hai trăm”. “L” đồng ý phương án này. Giọng ông Mật: “hôm tết anh đưa cho em “một trăm” em mang đến cho ổng”; “thôi giờ cố gắng đưa cho bác 200 để em khỏi mất uy tín với bác”…

Nghe ghi âm:


  • 16:24 ngày 25/3/2014: Ông Lê Tự Mật báo cho “L” bên cơ quan điều tra “lộn số liệu” trong bản kết luận, Mật sẽ làm việc để bên cơ quan điều tra đính chính lại; “L” hẹn đưa “ấy” cho “nó” để “nó” nộp cái khoản kia; Mật đồng ý và cho rằng nếu không thì bên kia sẽ “chọt” mấy ổng có ý kiến sẽ rất mất công.

Nghe ghi âm: 


  • 09:36 ngày 26/3/2014: Ông Lê Tự Mật thông báo: “” đã nộp tiền, “L” bảo nó mang phiếu qua cho Mật; Mật cho “L” biết đã làm “lệnh” sẵn; “L” nhắc lại: trong số 200 triệu có xấp 5 chục lẻ sắp lộn, không khéo em lộn đấy”.

Nghe ghi âm:


Các nội dung ghi hình:

  • 06:44 ngày 26/3/2014: “L” đưa 200 triệu cho ông Lê Tự Mật và bảo: “đưa cho anh Diến” (ông Vũ Văn Diến, Viện trưởng Viện KSND tỉnh Lâm Đồng) để “bác Diến bác vui vẻ tí”. Lê Tự Mật bảo “dạ, như vậy cho khỏi mất uy tín, còn anh em mình tính sau”; Tiếp đó ông Mật cho biết: “Rất sợ lằng nhằng vì bên công an nó rất mạnh, còn Tòa với Viện không mạnh bằng, công an có chân trong thường vụ, nếu nó dùi thì lắm chuyện lắm, sợ vậy nên mới hối anh làm cho sớm rồi tính sau”.

Ông Lê Tự Mật nhận gói tiền 200 triệu đồng chạy án để chuyển cho ông Vũ Văn Diến, Viện trưởng Viện KSND Tỉnh Lâm Đồng (ảnh cắt từ clip)

Ông Lê Tự Mật hứa: “em làm luôn, nếu được chiều em cho nó ra”; “L” nói: “Em cố cho nó ra trong ngày hôm nay đi, mai em hãy làm việc với mấy thằng công an chứ không thì rắc rối, phức tạp”; Mật nói: “Nếu hôm nay ông Diến ổng có ở cơ quan thì em làm luôn”; Tiếp theo Mật dặn dò: “nếu cho ra mà “anh” có “đón nó” thì đón ở ngoài đường lộ, tự động nó đi bộ ra, đừng vô trong kẻo lộ”.


13:27 cùng ngày 26/3/2014: Quay cảnh bắt đầu buổi ăn nhậu của dàn lãnh đạo Viện KSND tỉnh Lâm Đồng tại một quán bia ôm.

Dàn lãnh đạo Viện KSND tỉnh Lâm Đồng

Dễ dàng nhận diện khuôn mặt các lãnh đạo Viện KSND Tỉnh Lâm Đồng còn mặc nguyên đồng phục ngành Kiểm sát trong một quán bia ôm (ảnh cắt từ clip)


Trước sự đe dọa cáo chung của sinh mạng chính trị, ông Viện trưởng Viện KSND tỉnh Lâm Đồng Vũ Văn Diến và đàn em Lê Tự Mật xem như đã bị chiếu bí, phải thực hiện mọi mệnh lệnh của Viện trưởng Viện KSND Tối cao Nguyễn Hòa Bình. Đây chính là nguyên nhân của quyết định số 02/KSĐT ngày 14/8/2014 nhằm đình chỉ vụ án hình sự bà Trần Thị Bích Liên dẫn đến việc trả lại các dự án mà tổng trị giá lên tới 750 tỷ đồng, trong đó chủ yếu từ nguồn vốn bí mật của ông Viện trưởng Nguyễn Hòa Bình, Viện phó Nguyễn Hải Phong và Phó thủ trưởng cơ quan điều tra Viện KSND Tối cao Lại Viết Quang.

Với cú ra tay thần sầu của ông Viện trưởng Viện KSND Tối cao Nguyễn Hòa Bình, vợ chồng bà Trần Thị Bích Liên đã hoàn toàn trắng án sau biên bản giải quyết thi hành án ngày 15/1/2015 (trang 1)

Với cú ra tay thần sầu của ông Viện trưởng Viện KSND Tối cao Nguyễn Hòa Bình, vợ chồng bà Trần Thị Bích Liên đã hoàn toàn trắng án sau biên bản giải quyết thi hành án ngày 15/1/2015 (trang 2)

Với cú ra tay thần sầu của ông Viện trưởng Viện KSND Tối cao Nguyễn Hòa Bình, vợ chồng bà Trần Thị Bích Liên đã hoàn toàn trắng án sau biên bản giải quyết thi hành án ngày 15/1/2015 (trang 3)

Thế là từ một vụ án hình sự chiếm đoạt tài sản được chuyển thành dân sự và cuối cùng trắng án, vợ chồng bà Trần Thị Bích Liên tiếp tục thực hiện dự án Chợ Trung tâm Bảo Lộc và chuẩn bị bắt tay vào dự án Khách sạn và Văn phòng cho thuê có tổng giá trị lên đến 750 tỷ tại cùng địa điểm trung tâm thành phố Bảo Lộc. Một lần nữa, bao nhiêu vốn liếng của người dân vô tội đã bị băng đảng của ông Viện trưởng Viện KSND Tối cao Nguyễn Hòa Bình cướp trắng.
Vẫn chưa hả hê, hệ thống “truyền thông chính thống” gồm các tờ báo Bảo vệ Pháp luật của Viện KSND Tối cao, Công lý của TAND Tối cao và Người bảo vệ Quyền lợi của Hội luật gia TPHCM (nơi nhận rất nhiều tiền để bào chữa cho bà Liên) liên tục tung chưởng, bẻ cong sự thật, đổi trắng thay đen nhằm bênh vực bà Liên, ông Tỷ với những lời lẽ vô cùng đanh thép.

Ông Lại Viết Quang, Phó thủ trưởng cơ quan điều tra, Viện KSND Tối cao, người đích thân giăng bẫy chiếu bí ông Vũ Văn Diến, Viện trưởng VKSND tỉnh Lâm Đồng

Như vậy trong vụ chạy án thần không biết, quỷ không hay này, để bảo vệ bí mật nguồn vốn 750 tỷ, Viện trưởng Nguyễn Hòa Bình đã dùng bàn tay nhớp nhúa chỉ đạo Viện phó Nguyễn Hải Phong và Phó Thủ trưởng Cơ quan Điều tra Viện KSND Tối cao Lại Viết Quang ra tay “chiếu bí” ông Vũ Văn Diến, Viện trưởng VKSND Tỉnh Lâm Đồng.

Ai cũng biết, việc chạy án trong ngành Công an, Tòa án và Kiểm sát là chuyện hết sức bình thường từ cấp địa phương lên tới trung ương. Nhưng việc ông Viện trưởng VKSND Tối cao Nguyễn Hòa Bình chỉ đạo Viện phó tối cao Nguyễn Hải Phong và Phó thủ trưởng cơ quan điều tra VKS Lại Viết Quang gài bẫy cấp dưới để khống chế, thu lợi bất chính là điều vô cùng hèn hạ và đã đi đến tận cùng của giới hạn.

Một lần nữa, được nhìn thấy chân dung của Viện trưởng VKSND Tối cao Nguyễn Hòa Bình, độc giả có thể tự đánh giá là ông Nguyễn Hòa Bình đã NHÚNG CHÀM HAY CHƯA ???

Chân dung Quyền lực
Nguồn: Ban Chỉ đạo Phòng chống Tham nhũng Nhân Dân

Chia sẽ :
Năm 2015 là năm sửa sọan cho Đại Hội 12 nên hứa hẹn nhiều tranh chấp về cả nhân sự lẫn đường lối của đảng Cộng sản, ông Nguyễn Tấn Dũng lại đang được dư luận nhắc tới như một Tổng Bí Thư đảng Cộng sản hay một Tổng Thống tương lai cho Việt Nam, nên một số vấn đề cần đưa ra nhằm nhận định và ước đóan tình hình của năm nay.

Thay đổi từ bên trong và bên trên
Thời gian qua đảng Cộng sản đã có một vài thay đổi lớn: nhiều vấn đề đã được mang ra Trung Ương Đảng bàn thảo để đi đến quyết định chung.

Như, Hội Nghị 10 lần này, theo nhiều nguồn tin thì ông Dũng đã dẫn đầu số phiếu tín nhiệm cao với trên 77 phần trăm phiếu. Đây là lần đầu tiên đảng Cộng sản để các Ủy viên Trung Ương Đảng đánh giá mức độ tín nhiệm các thành viên Bộ Chính trị.

Hay tại Hội Nghị 6, 10-2012, các Ủy viên Trung Ương Đảng đã từ chối lời đề nghị của Bộ Chính trị về “một hình thức kỷ luật và xem xét kỷ luật đối với một đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị".

Người bị đề nghị kỷ luật được nêu danh “đồng chí X”,nhưng qua đồn đóan chính là ông Nguyễn Tấn Dũng. Lý do ông Dũng bị đề nghị kỷ luật và các ý kiến trong Hội Nghị 6 vẫn là chuyện nội bộ của Trung Ương.

Hai dẫn chứng bên trên cho thấy những thay đổi từ bên trong và bên trên của đảng Cộng sản đã có lợi cho ông Dũng, nó giúp ông củng cố uy lực và quyền hành.

Thêm vào đó nhiều vấn đề từ lý thuyết đến chính sách cũng đã được công khai đưa ra thăm dò bàn luận. Thắng lợi ông Dũng chính là thắng lợi chung của phe cánh muốn thay đổi, nhất là thay đổi quan hệ giữa đảng và nhà nước Cộng sản.

Lấy thí dụ muốn gia nhập Hiệp Ước Đối tác kinh tế Xuyên Thái Bình Dương (TPP) cánh nhà nước phải điều hành trong khuôn khổ quốc tế dựa trên các điều khỏan thỏa thuận với các quốc gia liên hệ, trong khi cánh bảo thủ thì vẫn cố bám vào các tín điều không còn giá trị.

Hay phía nhà nước muốn đánh giá đúng các họat động thì cần minh bạch việc thu chi tài chánh và trong tình trạng bội chi, tiếp tục thất thu phía nhà nước cần cắt giảm ngân sách. Ảnh hưởng nặng trong việc cắt giảm này là các sinh họat không cần thiết của đảng Cộng sản và của Mặt Trận Tổ Quốc, và họat động không mang lại lợi nhuận của các doanh nghiệp nhà nước.

Bế mạc Hội Nghị 12 ông Nguyễn Phú Trọng cho biết không thể để tư nhân sở hữu báo chí và báo chí nhà nước không được chạy theo lợi nhuận. Nhưng ngay sau đó ông Dũng lại tuyên bố thông tin là nhu cầu thiết yếu không thể ngăn cấm và để cạnh tranh thì thông tin của nhà nước cũng cần kịp thời và chính xác.

Tuyên bố của ông Dũng cho thấy sẽ có nhiều thay đổi về nội dung và phương cách đưa tin của truyền thông “chính thống”. Ngân sách các Tổ Chức trong Mặt Trận Tổ Quốc bị cắt giảm sẽ ảnh hưởng việc trợ cấp cho những tờ báo thiếu khả năng cạnh tranh thông tin.

Trong vai trò Thủ Tướng ông Dũng sẽ đẩy mạnh cải cách truyền thông và trong chính trị người nắm được truyền thông là người nắm được quyền lực.

Nói đến truyền thông cũng cần nhắc đến diễn đàn Chân Dung Quyền Lực đang đưa nhiều thông tin về giới lãnh đạo cộng sản. Diễn đàn này nhanh chóng thu hút người đọc và lan tỏa ảnh hưởng từ không gian ảo ra dư luận dân gian.

Vì nhiều thông tin được cho là từ nội bộ, cách đưa tin khá kịp thời và chính xác, lại có lợi cho Nguyễn Tấn Dũng nên nhiều ngừơi tin rằng ông Dũng chính là chủ nhân của diễn đàn.

Cũng có người tin rằng từ phe cánh của Nguyễn Bá Thanh, Tổng Cục 2, gián điệp Trung Quốc, hay do chính Trung Ương Tình Báo Hoa Kỳ (CIA) dựng lên.

Các nỗ lực thay đổi từ bên trong của ông Dũng thích hợp với chiến lựơc xoay trục của Hoa Kỳ do đó đã được chính giới Hoa Kỳ công khai ủng hộ. Con gái của ông Dũng lại vừa trở thành công dân Hoa Kỳ. Nên nếu diễn đàn do CIA hỗ trợ thì cũng không có gì phải ngạc nhiên.

Thay đổi về bang giao quốc tế

Tại Hoa Kỳ, đảng Cộng Hòa đã nắm cả Thượng viện lẫn Hạ viện, đảng này tích cực ủng hộ TPP và nếu được gia nhập Việt Nam sẽ là quốc gia hưởng lợi nhiều nhất. Nhưng để được gia nhập TPP Việt Nam cần cải thiện nhân quyền, tôn trọng các quyền tự do tín ngưỡng, lập hội, ngôn luận, thực thi quyền thành lập nghiệp đòan độc lập, cải thiện hệ thống tư pháp, minh bạch thông tin và nhất là cải cách để thật sự có thị trường thương mại tự do.

Đảng Cộng hòa ủng hộ việc tăng cường quân sự và thắt chặt bang giao với Á châu và đưa ra chính sách cứng rắn hơn đối với Trung Quốc.Đường lối đó sẽ giúp giảm thiểu tham vọng bá quyền bành trướng của nhà cầm quyền cộng sản Bắc Kinh.

Việt Nam là nước nhỏ, đang bị Trung Quốc đe dọa, ông Dũng đã có những tuyên bố khá mạnh như:

"Trong quá trình hợp tác, những mâu thuẫn về lợi ích buộc mỗi quốc gia phải đấu tranh đểbảo vệ lợi ích chính đáng của mình, ... không thể có kiểu nhà tôi là nhà anh, của tôi là của anh được", hay

"Chúng tôi luôn mong muốn có hòa bình, hữu nghị nhưng phải trên cơ sở bảo đảm độc lập, tự chủ, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, vùng biển, và nhất định không chấp nhận đánh đổi điều thiêng liêng này để nhận lấy một thứ hòa bình, hữu nghị viễn vông, lệ thuộc nào đó".

Lẽ đương nhiên Trung Quốc không thể làm ngơ trước những cố gắng thay đổi của Việt Nam, nhất là đang cố gắng để xích gần hơn với Hoa Kỳ quốc gia đối thủ của Trung Quốc. Vì thế tờ Hoàn Cầu Thời báo cơ quan ngôn luận chính thức của đảng Cộng sản Trung Quốc vừa nêu đích danh Nguyễn Tấn Dũng là "đại diện cho phe thân Mỹ".

Điều lạ là trên blog Nguyentandung.org lại trích dẫn nguyên văn Hoàn Cầu Thời báo như sau:

"Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nếu trở thành Tổng bí thư khóa tới có thể sẽ làm thay đổi đáng kể chiến lược quốc gia và chính sách đối ngoại của Việt Nam, chào đón sự tham gia sâu hơn của Mỹ vào Việt Nam. Washington đã nhận ra ‘tiềm năng’ của Thủtướng Nguyễn Tấn Dũng và Đại hội 12 có thể là cơ hội duy nhất cho ông lên nắm quyền lực tối cao, Mỹ có ý định ca ngợi kết quả của các cuộc đàm phán TPP là một trong những thành tựu lớn của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng".

Bản tin đã được nhiều tờ báo trong nước đăng tải, ngầm chuyển tải một thông điệp Bắc Kinh không muốn ông Dũng làm Tổng Bí Thư vì ông là "đại diện cho phe thân Mỹ”. Ông Dũng đã biết khai thác yếu tố “Trung Quốc”để củng cố quyền hành, còn ông có thực sự "thân Mỹ thóat Trung" là một câu hỏi chưa có câu trả lời.

Một số người đi xa hơn cho rằng ông Dũng có thể trởthành Tổng Thống hay sẽ tóm thu cả hai chức Tổng Bí Thư Đảng và Chủ tịch Nhà nước. Thực tế cho thấy muốn giành được chức Tổng Bí Thư không phải là dễ. Ông Dũng phải thỏa hiệp và phân chia quyền lực với những người khác trong Bộ Chính Trị.

Đối với người dân và các đảng viên bình thường

Ở các quốc gia dân chủ nếu một người lãnh đạo đưa quốc gia vào vòng khủng hỏang người dân sẽ sử dụng lá phiếu để chọn người khác thay thế.

Trong khi đó ở Việt Nam, mọi quyết định đều xuất phát từ Bộ Chính Trị bởi thế trong vụ Vinashin ông Dũng mới tuyên bố "Tôi nhận trách nhiệm chính trị với tư cách người đứng đầu Chính phủ, chứ tôi cũng không ra quyết định nào sai."

Chính vì thế khi đất nước lâm vào tình trạng khủng hoảng toàn diện cũng không có người đứng ra nhận trách nhiệm và không có cơ chế để chế tài người được đảng Cộng sản giao công việc.

Công bình nhận xét ông Dũng là khuôn mặt sáng giá nhất trong Bộ Chính trị, thậm chí ông Dũng hơn cả Thủ tướng tiền nhiệm Phan Văn Khải. Như khi gặp Tổng thống Bush, ông Khải phải cầm giấy đọc mà lại đọc không được suôn sẻ.

Những phát biểu khá dứt khoát về chủ quyền biển đảo và thay đổi thế chế của ông cũng được đa số dân chúng ủng hộ (so với những người khác trong Bộ Chính Trị).

Đối với Phong Trào dân chủ

Vào ngày 15-10-2014 tại viện Körber ở Berlin Đức, ông Nguyễn Tấn Dũng đã cho biết "Chúng tôi tin rằng nhân quyền, tự do, dân chủ là xu hướng không thể đảo ngược và là đòi hỏi khách quan của xã hội loài người. VN không phải ngoại lệ, không đứng ngoài xu thế này".

Ông Dũng nói thế, nhưng điều nghịch lý là trong 9 năm ông Dũng cầm quyền Phong Trào dân chủ đã bị ông thẳng tay đàn áp. Ngay cả những blogger đơn độc như Trương Duy Nhất, Phạm Viết Đào, Nguyễn Hữu Vinh, Hồng Lê Thọ, Nguyễn Quang Lập, Nguyễn Ngọc Già… cũng bị bắt và bị kết án.

Mà nhân quyền lại là điều kiện để Việt Nam gia nhập TPP, nên nếu Hoa Kỳ quyết định bất lợi cho Việt Nam là điều có thể đóan trước.

Và để sửa sọan cho Đại Hội 12, tình trạng bắt bớ vi phạm nhân quyền trong những ngày sắp tới có thể sẽ tăng thêm.

Tạm Kết

Năm 2015 sẽ có nhiều biến động chính trị. Nếu ông Dũng tiếp tục nắm quyền hành thì không chắc cơ chế sẽ thay đổi. Nếu cơ chế vẫn chưa thay đổi thì tình trạng vẫn như cũ không có gì thay đổi.

Nhận định đúng tình hình và ước đóan đúng tương lai sẽ giúp mỗi người trong chúng ta quyết định đúng hành động của mình.

Tương lai Việt Nam không phải của riêng ông Dũng, hay của đảng Cộng sản mà là của tất cả chúng ta.

Nguyễn Quang Duy
Melbourne, Úc Đại Lợi
28-1-2015

Thứ Tư, 28 tháng 1, 2015


Những ý nghĩa mà các thi sĩ Việt Nam đã tìm thấy ở rượu

Published on January 28, 2015   ·   No Comments
TTXVA BIÊN TẬP
Một trà, một rượu, một đàn bà 
Ba cái lăng nhăng nó quấy ta 
Chừa được cái gì hay cái nấy 
Có chăng chừa rượu với chừa trà !
Có thể coi mấy câu thơ ấy của Tú Xương là một cách hiểu phổ biến về rượu trong các nhà thơ cổ, từ thế kỷ XX về trước. Uống thì các vị vẫn uống, rồi lại liền ngay đấy cười cợt chế giễu cái sự ham hố buông thả của mình. (Say sưa nghĩ cũng hư được / Hư thời hư vậy, say thời cứ say– Tản Đà). Bảo các vị đạo đức giả e hơi quá ! Chẳng qua thời buổi bấy giờ buộc người ta phải thế, phải ra mặt áp chế những ham muốn của mình, phải yên phận sống trong đạm bạc, khổ hạnh. Và để sống tự nhiên mà vẫn tận hưởng mọi niềm vui trần thế, người ta chỉ có cách phân thân nói một đàng làm một nẻo.
Nhưng cũng ngay từ thời phong kiến, trong thâm tâm nhiều thi sĩ rượu đã là một cái gì tốt đẹp hơn nhiều. Rượu là sinh thú của cuộc đời. Là niềm hoan lạc. Là lý do khiến cho đời đáng sống, cũng tức là cái kỷ niệm còn sót lại của một linh hồn sau quãng đời trầm luân, khổ ải. Về phương diện này, bài thơ sau đây (mà tương truyền là của Phạm Thái) đã là một thứ tuyên ngôn :
Sống ở dương gian đánh chén nhè
Thác về âm phủ cắp kè kè
Diêm Vương phán hỏi mang gì đấy
- Be !
蕉林酌酒圖 (陳洪綬)
Bước sang thời hiện đại, các thú lăng nhăng ngày một nhiều, song đóng vai trò chủ đạo, vẫn là ba món Tú Xương đáng kể và rượu rõ ra là một món vừa thông dụng, vừa cao quý. Trong số các thi sĩ Việt Nam, Tản Đà có lẽ gần với Lý Bạch hơn cả. Với ông, rượu là bè bạn, là môi sinh. Ông ăn trong lúc say, ngủ trong lúc say, viết báo khi say và tiếp khách ở toà soạn bằng cách mua thức nhắm về làm với nhau một bữa rượu. Vậy mà ông vẫn viết đều đều, sức vóc ông trong nghề viết là sức vóc một đại lực sĩ, ngoài thơ – truyện, ký ông viết cũng tài, mà làm báo cũng một tay bợm ! Những bài thơ sảng khoái ca tụng rượu nhiều lần xuất hiện dưới ngòi bút Tản Đà đánh dấu thời kỳ người ta không còn cảm thấy tội lỗi khi hưởng thụ, cũng không phải phân thân nói một đàng làm một nẻo nữa. Có điều thú vị là tự mình uống nhiều đã đành. Tản Đà còn muốn mọi người cùng uống :
Yêu cầu cho khắp mọi nhà,
Rượu ty bãi hết rượu ta cất tràn.
Tránh cho dân nỗi lầm than,
Bã chôn, men giấu, nhà đoan phạt bừa.
Tha hồ rượu sớm trà trưa,
Nghiêng chai dốc chén say sưa tối ngày.
Ở Lưu Trọng Lư, rượu tượng trưng cho cuộc sống phóng túng của một lãng tử. Trong bài thơ nổi tiếng mang tên Giang hồ có tới mấy lần ông nhắc đến rượu mà lần nào cũng chứa chan tình cảm :
Mời anh cạn hết chén này, 
Trăng vàng ở cuối non Tây ngậm buồn. 
Tiếng gà đã rộn trong thôn, 
Nửa đời phiêu lãng chỉ còn đêm nay. 
Để lòng với rượu cùng say, 
Chừ đây lời nói chua cay lạ thường ! 
Chừ đây đêm hãy đầy sương, 
Con thuyền còn buộc, trăng buông lạnh lùng ! 
Chừ đây trăng nước não nùng, 
Chừ đây hoa cỏ bên sông rũ buồn.
Tiếng gà lại rộn trong thôn… 
Khoan đừng tơ tưởng vợ con ở nhà.
Giờ này còn của đôi ta, 
Giang hồ rượu ấy còn pha lệ người, 
Ô sao rượu chẳng kề môi, 
Lời đâu kiều diễm cho nguôi lòng chàng ?
Trần Huyền Trân làm thơ không nhiều, nhưng có những bài như là rưng rưng trong hơi rượu. Nhà thơ có cái bút danh “khăn yếm” (chữ của Tô Hoài) từng có những cuộc uống rượu ly biệt với Tản Đà và Lê Văn Trương. Thơ ra đời trong những lúc ấy. Khi mời mọc nhau, ai cũng muốn uống thật nhiều, vì thấy bao nhiêu cũng là không đủ.
Cụ hâm rượu nữa đi thôi,
Be này chừng sắp cạn rồi còn đâu.
Rồi lên ta uống với nhau,
Rót đau lòng ấy vào đau lòng này.
Khi sảng khoái, nao nức không cần đến rượu bởi biết lúc nào uống cũng kịp, còn uống với nhau vào những dịp khác.
Thôi đợi mùa nao trái chín lành,
Tóc này về rúc với râu anh.
Bấy giờ hắt toẹt ba chum rượu,
Cười kể tâm tình thuở tóc xanh.
Tóm lại, với Trần Huyền Trân, rượu là kỷ niệm tình nghĩa bạn bè, là chất men nồng mang lại chút ấm áp trong cuộc đời lạnh giá.
Le poete 2 (Vũ Cao Đàm)
Với một thi sĩ khác là Thâm Tâm thì còn hơn thế, con người càng uống càng tỉnh này nhìn cuộc đời cái gì cũng có liên quan tới rượu. Với ông, rượu trở nên một thứ ngôn ngữ thường trực. Ông nhìn mưa bay bằng con mắt ấy :
Ngoài phố mưa bay : xuân bốc rượu 
Tấc lòng mong mỏi cháy tê tê 
- Ới ơi bạn tác ngoài trôi giạt 
Chẳng đọc thơ ta tất cũng về.
Nhìn cả cuộc đời thoáng qua bằng con mắt ấy :
Người đi ? Ừ nhỉ, người đi thực ! 
Mẹ thà coi như chiếc lá bay 
Chị thà coi như là hạt bụi 
Em thà coi như hơi rượu say…
Hầu như toàn bộ thơ Thâm Tâm là tinh hoa chắt ra từ “cái sống ngang tàng quen bốc men“. Thơ viết bằng rượu, rượu làm nên thơ. Còn có vinh dự nào hơn ?
Vương Trí Nhàn

Kết quả bỏ phiếu tín nhiệm Bộ Chính trị, Ban Bí thư tại Hội nghị Trung ương 10

T2, 01/19/2015 - 01:56
Dù Hội nghị Trung ương 10 (Khóa XI) đã khép lại gần 1 tuần, nhưng việc không công khai kết quả đánh giá tín nhiệm khiến dư luận bất bình. Qua nguồn tin đáng tin cậy được tập hợp từ các Ủy viên TW, BBT xin trân trọng gửi đến quý độc giả kết quả và một số đánh giá về đợt bỏ phiếu tín nhiệm quan trọng này.
Toàn cảnh Hội nghị Trung ương 10 (Khóa XI) diễn ra từ ngày 5-12/1/2015
Sáng ngày 10/1/2015, Trung ương đã tiến hành lấy phiếu tín nhiệm 20 thành viên Ủy viên Bộ Chính trị và Ban Bí thư với sự tham gia của 197 Ủy viên TW và Ủy viên TW dự khuyết, vắng mặt 3 ông, gồm: Ông Nguyễn Công Định, Ủy viên TW dự khuyết, Tỉnh ủy viên tỉnh Bến Tre (qua đời ngày 3/7/2012); Ông Phạm Quý Ngọ, Ủy viên TW, Thứ trưởng Bộ Công an (qua đời ngày 18/2/2014) và ôngNguyễn Bá Thanh, Ủy viên TW, Trưởng ban Nội chính TW (đang lâm bệnh nặng do nghi án Nguyễn Xuân Phúc đầu độc phóng xạ). Kết quả như sau:
Kết quả đánh giá tín nhiệm các thành viên Ủy viên Bộ Chính trị và Ban Bí thư TW tại Hội nghị Trung ương 10 (Khóa XI)
So sánh mức độ tín nhiệm của các thành viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư
Theo đánh giá của các Ủy viên TW, đợt bỏ phiếu tín nhiệm này thể hiện tinh thần đoàn kết trong Đảng và phản ánh khá chính xác mức độ tín nhiệm đối với một số thành viên Bộ Chính trị:
Về Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, ông là người đạt số phiếu tín nhiệm cao nhất (với 152 phiếu tín nhiệm cao, đạt 77%), điều này phản ánh đúng thực tế, thời gian qua ông đã khẳng định bản lĩnh với các quyết sách làm ổn định kinh tế và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ. Không chỉ Trung ương mà dư luận trong quần chúng nhân dân cũng thể hiện rõ điều này. 
Về các ông Nguyễn Sinh HùngNguyễn Xuân PhúcPhạm Quang Nghị đạt số phiếu tín nhiệm cao không nhiều, việc các ông xếp hạng tín nhiệm thấp nhất trong 16 Ủy viên Bộ Chính trị đã đánh giá gần đúng bản chất thực tế, nhiều Ủy viên TW cho rằng, các ông này còn quá may mắn, nếu làm rõ rồi đánh giá lại thì kết quả sẽ còn thấp nữa.
Tuy nhiên, một số vị trí các Ủy viên TW cho rằng chưa đánh giá đúng bản chất, cụ thể:
Về Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, các Ủy viên TW và dư luận đều biết rõ năng lực của ông Trọng, ngoài bản chất giáo điều cố hữu thì ông không làm được gì cả, ngay cả nhiệm vụ chống tham nhũng với vai trò là Trưởng ban Thường trực TW về Chống tham nhũng ông cũng không để lại bất kỳ một dấu ấn nào. Nhưng vì ông là Tổng Bí thư và cũng là nhiệm kỳ cuối trước khi về hưu, để bảo vệ tính đoàn kết trong Đảng, các Ủy viên TW đều cho rằng nên đánh giá ông cao một chút, nói chung, ông Trọng thuộc dạng “vô thưởng vô phạt”.
Về Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, dù không có hành động thực tế, nhưng nhờ tài ăn nói, biết tranh thủ, vận động đúng thời điểm quan trọng nên cũng được lòng nhiều Ủy viên TW, dù dư luận cho rằng tài sản của ông và gia đình thể hiện ông không thực sự liêm khiết như ông nhiều lần đã phát ngôn.
Về Trưởng ban Tổ chức TW Tô Huy Rứa, tỷ lệ đánh giá tín nhiệm thấp quá cao (41 phiếu), nhiều Ủy viên TW tỏ ra bất bình thay cho ông nhưng điều này cũng dễ hiểu, việc ông đánh giá xác đáng về tư cách và năng lực của nhiều lãnh đạo trung ương đã làm phật lòng rất nhiều người, đặc biệt khi lập danh sách quy hoạch Bộ Chính trị, Ban bí thư. Trên thực tế, ông là người đứng mũi chịu sào, phải chịu đòn thay cho Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Và đặc biệt là trường hợp Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Phùng Quang Thanh, nhiều Ủy viên TW đã tỏ ra rất hối hận khi đánh giá tín nhiệm ông cao chót vót, sau đó mới tiếp cận thông tin về khối tài sản khổng lồ mà ông cướp được của Quân đội và Nhân dân bằng thủ đoạn “chuyển đổi mục đích sử dụng đất quốc phòng” với các chứng cứ cụ thể khó chối cãi đi đôi với việc cha con ông được khám chữa bệnh tại bệnh viện của PLA và thái độ nhũn nhặn đến mức hèn yếu trước Trung Quốc. Họ khẳng định, nếu bỏ phiếu lại, chắc chắn vị trí của ông Phùng Quang Thanh sẽ khác rất rất nhiều.
Dù sao đây cũng là một đợt kiểm nghiệm quan trọng, đã đánh giá khá chính xác với các vị trí lãnh đạo thực sự có cống hiến vì dân, vì nước.
Nguồn: Blog Chân Dung Quyền Lực

(Các bài viết trong mục Blog thể hiện quan điểm riêng của tác giả.)