Tìm kiếm Blog này

Thứ Bảy, 26 tháng 10, 2013

Sự thừa nhận muộn màng, nhưng quan trọng

Sự thừa nhận muộn màng, nhưng quan trọng

Mặc dù Trung Quốc luôn ra sức tuyên truyền về cuộc chiến xâm lược cách đây 40 năm đối với quần đảo Hoàng Sa, nhưng từ lâu, dư luận quốc tế và khu vực đã sớm nhìn rõ dã tâm của Bắc Kinh.

Nhiều tư liệu đã và đang được giải mật chứng minh, Trung Quốc manh nha âm mưu thôn tính quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam từ đầu thế kỷ XX và tham vọng bành trướng lãnh thổ của Bắc Kinh đã lộ rõ khi nước này xua quân đánh chiếm trái phép toàn bộ quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền hợp pháp của Việt Nam.
Hơn 1 năm trước (5/8/2012), Tân Hoa xã từng đưa tin, Chủ tịch Mao Trạch Đông là người ra lệnh dùng vũ lực đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Ngày 9/8/2012, tờ Nhân dân nhật báo đăng bài thuật lại cuộc chiến này, trong đó điểm mặt 6 chỉ huy trực tiếp hoạch định và chỉ đạo tác chiến lực lượng đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa. Một số chỉ huy kể trên như Vương Xương Thái, thường xuyên được giới truyền thông Trung Quốc và một số đơn vị quân đội mời nói chuyện, tuyên truyền xuyên tạc về vấn đề Biển Đông và trận hải chiến Hoàng Sa năm 1974. Thông qua Vương Xương Thái, dư luận được biết, có tới 12 chỉ huy quân đội Trung Quốc trực tiếp tham gia đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.

Chủ tịch Trung Quốc Mao Trạch ĐôngChủ tịch Trung Quốc Mao Trạch Đông

Tân Hoa xã cho biết, đầu năm 1974, Chủ tịch Mao Trạch Đông, Thủ tướng Chu Ân Lai cùng Nguyên soái Diệp Kiếm Anh và Đặng Tiểu Bình đã nhóm họp để bàn mưu đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Nhưng khi đó giới truyền thông Trung Quốc lại cố tình bóp méo sự thật lịch sử với cái gọi là “cuộc chiến phản kích tự vệ trên biển”. Tuy nhiên, khi Trung Quốc tuyên bố quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa là của mình, Chính phủ cách mạng lâm thời miền Nam Việt Nam và chính quyền Việt Nam cộng hòa đều bác bỏ thẳng thừng những cáo buộc phi lý, và vô hiệu của Bắc Kinh. Và thấy rõ âm mưu của Bắc Kinh trong việc xâm chiếm quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam (nhận được sự đồng tình của Mỹ), ngày 15/1/1974, chính quyền Việt Nam cộng hòa đã điều 3 tàu khu trục và một tàu hộ vệ ra nhóm đảo Lưỡi Liềm thuộc quần đảo Hoàng Sa để tăng cường phòng thủ và bắn pháo vào đảo Hữu Nhật, nơi Trung Quốc vừa cắm trộm cờ.
Ngày 17/1/1974, các chiến hạm của chính quyền Việt Nam cộng hòa đã giành lại quyền kiểm soát đảo Hữu Nhật và Quang Ảnh. Cũng trong ngày 17/1/1974, binh lính của Hạm đội Nam Hải đã phối hợp với quân thuộc quân khu Hải Nam tiến ra 3 đảo Duy Mộng ( TQ gọi là Tấn Liễu), Quang Hòa (TQ gọi là Thẩm Hàng), Quang Hòa Tây ( TQ gọi la Quảng Kim) của quần đảo Hoàng Sa. Ngay trong đêm 17/1/1974, khi nhận báo cáo tình hình từ Trường Lý Lực, Phó cục trưởng Cục Tác chiến thuộc Bộ Tổng tham mưu quân đội Trung Quốc, Thủ tướng Chu Ân Lai đã cùng với Nguyên soái Diệp Kiếm Anh làm báo cáo khẩn gửi Chủ tịch Mao Trạch Đông đề nghị điều quân ra đánh chiếm trái phép quần đảo Hoàng Sa. Khi nhận được báo cáo khẩn do Thủ tướng Chu Ân Lai và Phó chủ tịch Quân ủy Trung ương Diệp Kiếm Anh đưa tới, Chủ tịch Mao Trạch Đông đắn đo, cân nhắc và không ngủ được bởi 10 giờ sáng hôm sau ông vẫn chưa ngủ dậy.

Thủ tướng Trung Quốc Chu Ân LaiThủ tướng Trung Quốc Chu Ân Lai
Sau khi ngủ dậy, Chủ tịch Mao Trạch Đông tiếp tục đọc báo cáo rồi suy nghĩ khá lâu bởi ông khá quen thuộc tình hình quần đảo Hoàng Sa, cũng như mọi động hướng tại đây của chính quyền Việt Nam cộng hòa mấy năm gần đây. Và Chủ tịch Mao Trạch Đông đã phê vào bản báo cáo của Thủ tướng Chu Ân Lai và Nguyên soái Diệp Kiếm Anh 2 chữ “Đồng ý”, đồng thời giao cho Phó chủ tịch Quân ủy Trung ương Diệp Kiếm Anh và Đặng Tiểu Bình trực tiếp chỉ huy quân đội Trung Quốc đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa. Sau khi nhận “thánh chỉ”, Phó chủ tịch Quân ủy Trung ương Diệp Kiếm Anh và Đặng Tiểu Bình đã điều binh khiển tướng, quyết đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa.
Đích thân Thủ tướng Chu Ân Lai gọi điện cho Cục Tác chiến, hỏi chi tiết tình hình quần đảo Hoàng Sa. Sau đó Thủ tướng Chu Ân Lai còn sửa phương án tác chiến do Cục Tác chiến soạn thảo, đồng thời trả lời Quân khu Quảng Châu về việc điều động binh lực. 20 giờ ngày 17/1/1974, được sự ủy nhiệm của Chủ tịch Mao Trạch Đông, Thủ tướng Chu Ân Lai chủ trì hội nghị đánh Hoàng Sa với sự có mặt của các đơn vị hữu quan. Sau đó, mặc dù trời đã khuya, nhưng Thủ tướng Chu Ân Lai vẫn chủ trì hội nghị Bộ Chính trị và đề nghị Quân ủy Trung ương thành lập tổ lãnh đạo gồm 5 người do Phó chủ tịch Quân ủy Trung ương Diệp Kiếm Anh đứng đầu, cùng Vương Hồng Văn, Trương Xuân Kiều, Đặng Tiểu Bình và Trần Tích Liên tham gia để xử lý mọi công việc của Quân ủy Trung ương và tác chiến khẩn cấp. Sau khi thống nhất các phương án, Thủ tướng Chu Ân Lai và Vương Hồng Văn liên danh báo cáo lên Chủ tịch Mao Trạch Đông. Một lần nữa Chủ tịch Mao Trạch Đông đồng ý với kế hoạch đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa.

Diệp Kiếm AnhDiệp Kiếm Anh

Theo mệnh lệnh của Quân ủy Trung ương, Quân khu Quảng Châu điều tàu số 396, 389 thuộc Hạm đội quét thủy lôi của Hạm đội Nam Hải và tàu số 271, 274 thuộc Đại đội 73 săn tàu ngầm ở căn cứ Du Lâm, tiến vào vùng biển Hoàng Sa. Đồng thời cử 4 Trung đội dân quân lần lượt tiến vào đóng tại 3 đảo Duy Mộng (TQ gọi là Tấn Liễu đảo hay Tấn Khanh đảo), Quang Hòa (TQ goi là Thẩm Hàng), Quang Hòa Tây (TQ gọi là Quảng Kim). Ngoài ra, Quân khu Quảng Châu còn điều tàu số 281, 282 thuộc Đại đội 74 săn tàu ngầm tiến vào vùng gần đảo Phú Lâm (TQ gọi là Vĩnh Hưng), Hoàng Sa làm nhiệm vụ chi viện; ra lệnh cho Trung đoàn 22 không quân thuộc Hạm đội Nam Hải cử 2 máy bay bay tuần tra trinh sát trên vùng trời đảo Quang Ảnh (TQ gọi là Vĩnh Lạc).
Sáng sớm ngày 19/1/1974, Thủ tướng Chu Ân Lai đề nghị Nguyên soái Diệp Kiếm Anh triệu tập tổ lãnh đạo kể trên để thông báo quyết định bổ sung thêm Tô Chấn Hoa vào tổ này nhằm nghiên cứu, thảo luận phương án tác chiến cụ thể tại quần đảo Hoàng Sa. Sau đó, Thủ tướng Chu Ân Lai còn gọi điện cho Bộ Tổng Tham mưu cho biết: hôm nay có khả năng khai hỏa, nên quyết định thành lập tổ lãnh đạo để thay mặt Trung ương Đảng và Quân ủy Trung ương giải quyết các vấn đề có liên quan tới tác chiến tại quần đảo Hoàng Sa. Tổ lãnh đạo này gồm 6 người (Diệp Kiếm Anh, Đặng Tiểu Bình, Vương Hồng Văn, Trương Xuân Kiều, Trần Tích Liên, Tô Chấn Hoa) do Nguyên soái Diệp Kiếm Anh và Đặng Tiểu Bình phụ trách chung. Ngay sau đó, Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương Diệp Kiếm Anh và Đặng Tiểu Bình cùng 4 thành viên của tổ lãnh đạo đã tới Cục Tác chiến để trực tiếp chỉ huy cuộc chiến đánh Hoàng Sa.

Đặng Tiểu BìnhĐặng Tiểu Bình
Khi đó tàu 396, 389 nhận lệnh ngăn chặn tàu khu trục Lý Thường Kiệt và tàu hộ vệ của chính quyền Việt Nam cộng hòa; còn tàu săn tàu ngầm số 271, 274, 281 và 389 được lệnh giám sát 2 tàu khu trục Trần Khánh Dư và Trần Bình Trọng của chính quyền Việt Nam cộng hòa. 10 giờ 25 phút sáng 19/1/1974, binh lính Trung Quốc khai hoả, đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa. 11 giờ 32 phút cùng ngày, Trung Quốc tăng viện và bắn chìm chiến hạm của hải quân chính quyền Việt Nam cộng hoà và cưỡng chiếm trái phép hoàn toàn quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.
Khi nghe tin tàu hộ vệ của chính quyền Việt Nam cộng hoà bị bắn chìm, Phó chủ tịch Quân ủy Trung ương Diệp Kiếm Anh khi đó đang chỉ huy tại Cục Tác chiến đã ra lệnh chỉnh lý tình hình thành báo cáo ngắn để gửi gấp lên Chủ tịch Mao Trạch Đông. Sau khi được Chủ tịch Mao Trach Đông phê chuẩn, Nguyên soái Diệp Kiếm Anh, Đặng Tiểu Bình và một số người quyết định đổ bộ tác chiến, chiếm 3 đảo Hoàng Sa (TQ gọi là San hô đảo), Hữu Nhât ( TQ gọi là Cam Tuyền), Quang Ảnh ( TQ gọi là Kim Ngân) từ tay chính quyền Việt Nam cộng hòa. Cuộc đổ bộ này bắt đầu từ chiều tối ngày 19/1 và đến 9 giờ 35 ngày 20/1/1974, binh lính Trung Quốc đã chiếm được 3 đảo nói trên.
Sau khi Trung Quốc ngang nhiên chiếm đóng quần đảo Hoàng Sa, chính quyền Việt Nam cộng hòa đã thông qua Nguyễn Hữu Chí gửi kháng nghị lên Liên hợp quốc yêu cầu Hội đồng Bảo an thảo luận vấn đề này. Khi đó, Đại sứ Trung Quốc tại Liên Hiệp Quốc Hoàng Hoa đã giảo biện cho hành động xâm chiếm quần đảo Hoàng Sa mà Bắc Kinh vừa tiến hành. Ngày 27/2/1974, Bộ Ngoại giao Trung Quốc tuyên bố: sẽ thả toàn bộ 48 sĩ quan, binh lính của chính quyền Việt Nam cộng hòa và một sĩ quan liên lạc Mỹ bị bắt trong cuộc chiến xâm lược trái phép quần đảo Hoàng Sa. Đến tháng 5/1974, Quân ủy Trung ương Trung Quốc quyết định điều gấp 3 tàu hộ vệ mang tên lửa từ Hạm đội Đông Hải chi viện cho Hạm đội Nam Hải nhằm duy trì sự chiếm đóng trái phép tại quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam./.


http://petrotimes.vn/news/vn/bien-dong/hoang-sa/su-thua-nhan-muon-mang-nhung-quan-trong.html

Chủ Nhật, 13 tháng 10, 2013

Linh xa dừng trước nhà riêng trong tiếng khóc nghẹn

13/10/2013 09:22 GMT+7
8h45, xe rước linh cữu dừng lại trước cửa 30 Hoàng Diệu để thực hiện các nghi lễ tâm linh. Hàng trăm bạn trẻ quỳ phục xuống, lẫn vào tiếng gọi "cha ơi" của hàng chục nghìn người.
Zing News sẽ cập nhật các chia sẻ của bạn đọc vào nội dung tường thuật qua các kênh:
Phần bình luận ở cuối bài viết Chia sẻ lên tường fanpage chính thức của Zing News trên Facebook Chia sẻ trên Zini với hashtag #Võ-Nguyên-Giáp Gửi email về địa chỉ toasoan@news.zing.vn
Lễ truy điệu sáng 13/10 Tự động cập nhật trong: 54 giây
Tại khu vực ngã tư Kim Mã - Nguyễn Chí Thanh người dân đứng chờ sẵn đoàn linh xa
Đoàn xe đi qua nút giao thông Daewoo, nơi tiếng khóc ngất râm ran trong cả hàng chục nghìn người tiễn biệt.
Hình ảnh Linh cữu của Đại tướng được đưa lên xe tang sáng nay
Lúc này, ở hội trường Thống Nhất (TP.HCM), hàng chục nghìn người cũng đã quỳ xuống tiễn đưa Đại tướng.
Hình ảnh sáng nay được truyền hình trực tiếp trên VTV
Clip đoàn linh sa đi qua ngã tư Cửa Nam. Clip: PV Hoàng Anh
Đoàn xe tiếp tục lăn bánh theo lộ trình Trần Phú - Sơn Tây - Kim Mã - Cầu Giấy - Xuân Thủy - Phạm Văn Đồng - Thăng Long đến sân bay Nội Bài
Đoàn Thanh niên tình nguyện quỳ phục ngay dưới lòng đường. Ảnh: Hoàng Thành.
Người dân đứng hai bên đường nước mắt ngắn, nước mắt dài còn trong tay cầm chặt di ảnh của Đại tướng. Ảnh: Hoàng Thành.
Linh cữu Đại tướng dừng lại ở số nhà 30 Hoàng Diệu. Ảnh: Hoàng Thành.
Một bạn trẻ khóc nức nở khi đoàn xe rước linh cữu Đại tướng đi qua
Người dân đứng trên cầu vượt tại ngã tư Xuân Thủy - Phạm Hùng chờ đón đoàn xe rước linh cữu Đại tướng đi qua tuyến đường Xuân Thủy - Phạm Văn Đồng. Ảnh: Độc giả Thu Hà
Đoàn xe đã dừng trước số nhà 30 Hoàng Diệu.
Đại tướng Võ Nguyên Giáp từ trần hồi 18h9, ngày 4/10 tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
Người dân đứng hai bên đường Kim Mã chờ đón đoàn xe đi qua - Ảnh: Độc giả Nguyễn Thanh Hiền
"Người dân hai bên đường khóc òa khi đoàn xe đưa linh cữu Đại tướng đi qua. Họ cùng gọi hai chữ "Cha ơi" trong tiếng nấc nghẹn ngào"
"Cửa nhà riêng của Đại tướng Võ Nguyên Giáp ở số 30 Hoàng Diệu cũng đã mở sẵn để chờ đón đoàn xe rước linh cữu. Hàng chục nghìn người dân đã đứng cả dậy để ngóng chờ đoàn linh xa"
"Tôi có mặt ở Lăng Bác từ lúc 5h sáng để chờ đến giây phút xúc động này. Tôi đến đây chỉ với một tâm niệm nhìn thấy linh cữu của vị tướng tài lần cuối", người đàn ông đến từ huyện Thường Tín, Hà Nội nói.
Người dân đứng xem lễ di quan đầu đường Hoàng Văn Thụ. Đoàn xe đang phải tạm dừng vì tắc, một số xe phải đi đường khác, hai bên đường, người dân đứng chật kín lúc 8h25.
Đoàn xe đi với tốc độ nhanh, đã đi qua Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Đoàn xe đi qua Lăng Bác
Cộng đồng mạng chia sẻ cảm xúc
"Đại tướng muôn năm, Đại tướng muôn năm", nhiều người dân hô lớn khi linh cữu của Đại tướng đến đầy phố Hoàng Văn Thụ. Những giọt nước mắt cũng lăn dài trên nhiều gương mặt người dân theo dõi.
Cả nghìn người dân đứng hai bên đường nghiêm trang chào đón Đại tướng. Nhiều máy ảnh, điện thoại của người dân đưa ra ghi lại những hình ảnh xúc động.
Người dân đón chờ linh cữu Đại tướng tại Cửa Nam
Rất nhiều tiếng khóc đã cất lên trong biển người 2 bên đường khi xe linh cữu đi qua.
Đoàn linh xa qua Nhà Hát Lớn. Ảnh: Tùng Lê.
Lúc này, cửa nhà riêng của Đại tướng Võ Nguyên Giáp ở số 30 Hoàng Diệu cũng đã mở sẵn để chờ đón đoàn xe rước linh cữu. Hàng chục nghìn người dân đã đứng cả dậy để ngóng chờ đoàn linh xa.
Xe chở linh cữu đang đi qua Lê Thánh Tông.
Đoàn xe đưa linh cữu Đại tướng sẽ đi qua quảng trường Ba Đình - Lăng Bác trước khi đi qua nhà Đại tướng ở 30 Hoàng Diệu
Đoàn xe rước linh cữu Đại tướng sẽ đi từ Trần Thánh Tông - Tràng Tiền - Hàng Khay - Tràng Thi - Điện Biên Phủ - Độc Lập - Hoàng Văn Thụ - Hoàng Diệu - Trần Phú - Sơn Tây - Kim Mã - Cầu Giấy - Xuân Thủy - Phạm Văn Đồng - Thăng Long đến sân bay Nội Bài
Cả nghìn người ở phố Hoàng Diệu đã đứng dậy chờ đón linh cữu Đại tướng Võ Nguyên Giáp đi qua. Hàng trăm phóng viên đang có mặt trước căn nhà số 30 để đưa tin về sự kiện.
Đoàn Linh xa chính thức di chuyển đưa linh cữu Đại tướng dời khỏi Nhà Tang lễ quốc gia
Ông Võ Điện Biên, con trai cả của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, gửi lời cảm ơn đến các lãnh đạo Đảng và nhà nước, cùng những người đến dự lễ truy điệu, trước khi đoàn xe chuyển bánh rời về nhà riêng của Đại tướng ở Hoàng Diệu.
Xe lăn bánh ra khỏi nhà Tang lễ Quốc gia Số 5 Trần Thánh Tông.
Xem trực tiếp Lễ truy điệu trên truyền hình .
Các lãnh đạo cấp cao nhất của Việt Nam, quốc tế cùng tang quyến theo sau xe linh cữu, bước ra khỏi nhà tang lễ. Ảnh: Hoàng Hà
Ảnh Hoàng Hà
Ảnh Hoàng Hà
Linh cữu của Đại tướng được đặt lên xe tang. Ảnh: Hoàng Hà
Các vị lãnh đạo Đảng, Nhà nước cùng các chiến sĩ đưa linh cữu Đại tướng ra phía sân Nhà tang lễ. Ảnh: Hoàng Hà
Linh cữu Đại tướng chính thức di quan
Xem trực tiếp Lễ truy điệu trên truyền hình .
Hình ảnh truy điệu tại Quảng Bình. Cả đất nước đang lặng lại để mặc niệm người Anh Cả của Quân đội nhân dân Việt Nam. Ảnh: Lê Hiếu.
Hình ảnh tại Hội trường Thống Nhất.
Tại hội trường Thống Nhất, TP.HCM, hàng nghìn người dõi theo lễ truy điệu qua màn hình lớn. Không ai giấu được niềm xúc động. Ảnh: Lê Quân.
Các đồng chí Đảng, Chính phủ, lãnh đạo, khác quốc tế và gia đình đang đi quanh linh cữu để tiễn biệt Đại tướng Võ Nguyên Giáp trước khi về nơi an nghỉ cuối cùng.
Quân nhạc Hành khúc Tang lễ
Ở Hoàng Diệu, người dân đã đeo cho nhau những dải băng tang, cùng người thân chia sẻ nỗi mất mát của cả dân tộc.
Đại tướng Võ Nguyên Giáp kết hôn lần đầu với bà Nguyễn Thị Quang Thái (em gái nhà yêu nước Nguyễn Thị Minh Khai). Bà Quang Thái trở thành liệt sỹ năm 1946 và để lại một người con gái là Giáo sư Võ Hồng Anh. Đại tướng Võ Nguyên Giáp tái hôn với bà Đặng Bích Hà, con gái Giáo sư Đặng Thai Mai. Bà Hà sinh được 4 người con cùng Đại tướng gồm 2 trai 2 gái. Hiện cả 4 người con này đều rất thành đạt.
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng, Chủ tịch Lào Choummaly Sayasone, Chủ tịch Quốc hội Campuchia Heng Samrin tưởng niệm Đại tướng.
Ông Võ Điện Biên, con trai trưởng Đại tướng Võ Nguyên Giáp phát biểu ý kiến
Phút mặc niệm bắt đầu!
Quân nhạc cử Hồn tử sĩ
Xem thêm Tiểu sử Đại tướng Võ Nguyên Giáp
Đội tiêu binh nghiêm trang
Bên trong nhà tang lễ
Mùi hương lan tỏa, khiến rất nhiều người sụt sùi.
Lễ truy điệu Đại tướng Võ Nguyên Giáp đang được tổ chức tại Nhà tang lễ quốc gia, Hà Nội
Không khí nghiêm trang trong nhà tang lễ, nơi Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đang đọc điếu văn.Ảnh: Hoàng Hà.
Trước khi linh cữu vị Đại tướng tài ba được cả thế giới biết đến đưa qua nhà số 30 phố Hoàng Diệu, Thượng tá Phạm Văn Lâm, từng công tác tại lực lượng cảnh vệ cho rằng ngoài con đường mang tên Tướng Giáp, căn nhà số 30 phố Hoàng Diệu cũng cần sớm được xem đây là một điểm Bảo tàng.
Tháng 12/1944, Đại tướng được đồng chí Nguyễn Ái Quốc giao nhiệm vụ thành lập Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân.
Đại tướng Võ Nguyên Giáp có tên khai sinh Võ Giáp, bí danh: Văn. Ông sinh ngày 25/8/1911 tại xã Lộc Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là Trưởng Ban Lễ tang Đại tướng Võ Nguyên Giáp
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đọc điếu văn.
Nghe Quốc ca trên Zing MP3 tại đây
Lễ truy điệu chính thức bắt đầu.
Quốc ca đang được cử lên tại Nhà tang lễ Quốc gia
Đang có mặt ở trước cổng nhà Đại tướng Võ Nguyên Giáp, ông Trần Đức Quế từng công tác ở Bộ giao thông Vận tải - người có mặt trong buổi sinh nhật vị Đại tướng khi tròn 103 tuổi chia sẻ, mới đây tại một cuộc hội thảo, nhiều người cho rằng nên bỏ tên một số tuyến đường ở Hà Nội như Tràng Tiền - Hàng Khay - Tràng Thi nối về đầu phố Điện Biên Phủ để đặt tên vị Đại tướng. Cũng có ý kiến cho rằng khi cầu Nhật Tân nối sân bay Nội Bài được hoàn thành, con tên đường Võ Nguyên Giáp cũng hình thành ở đây. Tuy nhiên, các phương án vẫn chưa được chốt, phóng viên Hà Tuấn Anh, cho biết
"Trao đổi với phóng viên qua điện thoại, lãnh đạo trung đoàn cơ động cho biết đã huy động 1000 chiến sĩ cho sự kiện đặc biệt này" - Phóng viên Lê Tú.
Bên trong Nhà tang lễ số 5 Trần Thánh Tông, những nghi lễ tâm linh và cả nghi thức quân đội đang được thực hiện.Ảnh: Hoàng Hà.
Tại Nhà hát lớn, hàng nghìn người dân đã đổ về chọn lấy một vị trí để có thể dõi theo đoàn xe rước linh cữu. Ảnh: Tùng Lê.
Trời đã sáng. Chỉ còn ít phút nữa là đến giờ làm lễ truy điệu Đại tướng. Xe linh cữu đã sẵn sàng. Ảnh: Hoàng Hà.